TP.HCM: Nỗ lực thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật da cam

(ĐHVO). Chiều 2/8, tại TPHCM, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội nghị tổng kết “Dự án phát triển mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật do chất độc da cam tại TP.HCM”.

Quang cảnh hội nghị

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, thời gian qua, TP.HCM đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chính sách trợ giúp người khuyết tật (NKT), qua đó giúp cho đối tượng vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Theo thỏa thuận ký kết tháng 11/2019, các chương trình hợp tác của Dự án phát triển mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật do chất độc da cam tại TP.HCM bắt đầu từ tháng 4/2020, do dịch bệnh COVID-19, các bài giảng được thực hiện trực tuyến, sau đó các khóa đào tạo được tổ chức từ tháng 12/2022 tại Nhật Bản. Đến nay, chương trình đã đào tạo được 4 kỹ sư nông nghiệp và 6 chuyên viên về y tế để hỗ trợ người lao động khuyết tật do ảnh hưởng chất độc da cam.

Bên cạnh đó, Ủy ban Nhật Bản Hỗ trợ Làng Cam đã kêu gọi quyên góp từ hơn 270 người dân Nhật Bản, đóng góp tài chính xây dựng các nhà màng trồng rau thủy canh và các trang trại trồng rau tại Làng Cam (TP.HCM).

Cho đến nay, mô hình trồng rau sạch không hóa chất đã mang lại giá trị gia tăng cao; ngoài ra còn trồng cây con, cung cấp hạt giống cho nhà vườn ở ngoại thành. Các đơn hàng được tiếp nhận thông qua Internet và bán trực tiếp cho những người ủng hộ nhằm tránh bán hàng qua đại lý, dẫn đến lợi nhuận trung gian và giảm lợi nhuận cho người khuyết tật.

Theo ông Suzuki Hajime – Chủ tịch Cơ quan Phát triển Môi trường Quốc tế Nhật Bản (IEIO), Trưởng Dự án, Dự án phát triển mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật do chất độc da cam là đào tạo nghề, tạo việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe của nạn nhân chất độc da cam. Trong đó, dự án đào tạo nông nghiệp cho người khuyết tật do chất độc da cam, tại TP.HCM tập trung vào phương pháp, kỹ thuật trồng trọt, canh tác để từ đó có thể tự thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương mình.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Nguyễn Văn Rinh đánh giá cao Dự án không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mở ra con đường hòa nhập xã hội và sống tự lập thông qua nông nghiệp cho thanh niên khuyết tật, mà còn động viên nạn nhân chất độc da cam có khả năng tham gia vào lực lượng lao động, đóng góp cho xã hội phát triển.


Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Nguyễn Văn Rinh phát biểu tại hội nghị

Dự án trồng rau sạch tại Làng Cam (huyện Hóc Môn) được áp dụng từ nền nông nghiệp phát triển của Nhật Bản đã thành công tại Việt Nam là nền tảng để các cấp hội học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình tạo việc làm cho nạn nhân chất độc da cam trong độ tuổi lao động.

Trần Trình

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang