Tổng kết công tác về Phục hồi chức năng năm 2020

Ngày 16 – 17/12/2020, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phục hồi chức năng (PHCN) năm 2020 và định hướng nhiệm vụ năm 2021, giai đoạn 2021-2030 tại Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Vận động chính sách Bảo hiểm y tế chi trả cho dụng cụ hỗ trợ đi lại” do ACDC thực hiện dưới sự tài trợ của Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế ICRC.
Phát biểu tại hội nghị, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhấn mạnh, PHCN cùng với phòng bệnh, khám chữa bệnh là các công tác hết sức quan trọng của ngành Y tế, trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những năm gần đây, công tác PHCN cho người bệnh, người khuyết tật ngày càng được Đảng, nhà nước và ngành Y tế quan tâm, thể hiện bằng các văn bản của Quốc hội, chính phủ như: Luật Người khuyết tật, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật; Chương trình PHCN cho người khuyết tật được Chính phủ phê duyệt là một trong các Chương trình Mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016 – 2020.

Theo thống kê, tính đến năm 2020, cả nước đã có 63 bệnh viện, trung tâm PHCN. Ngoài ra, 100% bệnh viện trung ương đều có khoa PHCN, 90% bệnh viện đa khoa và 40% bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khoa PHCN; 70% bệnh viện tuyến huyện có khoa PHCN riêng biệt hoặc ghép với khoa khác; 95% trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác PHCN và người khuyết tật.
PHCN là một tập hợp các biện pháp can thiệp được thiết kế để tối ưu hóa chức năng và giảm thiểu tình trạng khuyết tật ở những người có vấn đề về sức khỏe. Các can thiệp PHCN nhằm củng cố sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự cân bằng, khả năng nhận thức hoặc các kỹ năng giao tiếp. Việc xây dựng kỹ năng này nhằm hỗ trợ con người thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày như di chuyển, tự chăm sóc bản thân, ăn uống và giao tiếp và tự tin hòa nhập vào xã hội.

Tại chủ đề này, bà Nguyễn Thị Lan Anh – Viện trưởng ACDC đã có bài trình bày về “Mô hình nhà trung chuyển hỗ trợ Phục hồi chức năng cho người khuyết tật” trong ngày làm việc thứ nhất  – Tổng kết công tác về phục hồi chức năng năm 2020. Mô hình nhà trung chuyển đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu tại hội thảo, GS. Trần Trọng Hải – Chủ tịch Hội PHCN Việt Nam cho rằng: “Tôi đánh giá cao mô hình nhà trung chuyển mà ACDC đã chia sẻ. Mô hình này rất phù hợp với quá trình phục hồi chức năng, đặc biệt là phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Việc mô phỏng lại môi trường nhà ở sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Tôi hoàn toàn ủng hộ và kỳ vọng mô hình này sẽ được phổ biến rộng rãi, với sự ủng hộ từ phía Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.”
Bên cạnh đó, chủ đề về bảo hiểm y tế cũng được đề cập trong các bài chia sẻ về mô hình cung cấp các dịch vụ PHCN. Theo đó, người khuyết tật vẫn phải tự chi trả các chi phí liên quan đến dụng cụ chỉnh hình, trong khi đó là những dụng cụ thiết yếu để họ có thể hòa nhập cuộc sống. Hiện nay, Bộ Y tế đang trong quá trình xây dựng định mức kinh tế kĩ thuật đối với các vật tư y tế đơn chiếc trong PHCN nhằm thúc đẩy chi trả bảo hiểm y tế đối với các dụng cụ PHCN cho người khuyết tật.

Xuyên suốt 2 ngày hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe các bài tham luận, trình bày của nhiều bên liên về các thành tựu đã đạt được, cũng như các khó khăn, vướng mắc, từ đó cùng nhau thảo luận chia sẻ kinh nghiệm để đề xuất, tham mưu các giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển tổ chức, nhân lực, năng lực ngành PHCN, mục tiêu nâng cao sức khỏe nhân dân và PHCN, hòa nhập cộng đồng đối với người khuyết tật, người cao tuổi…
Theo các đại biểu, phục hồi chức năng Việt Nam đang từng bước hòa nhập với phục hồi chức năng thế giới với việc đẩy mạnh thực hiện theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Đó là coi phục hồi chức năng là một tập hợp các biện pháp can thiệp được thiết kế để tối ưu hóa chức năng và giảm thiểu tình trạng khuyết tật ở những người có vấn đề về sức khỏe. Các can thiệp phục hồi chức năng nhằm củng cố sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự cân bằng, khả năng nhận thức hoặc các kỹ năng giao tiếp. Việc xây dựng kỹ năng này nhằm hỗ trợ con người thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày như di chuyển, tự chăm sóc bản thân, ăn uống và giao tiếp. Phục hồi chức năng cũng giúp loại bỏ hoặc giảm bớt các rào cản trong xã hội, giúp mọi người di chuyển một cách an toàn và hiệu quả. Coi vai trò phục hồi chức năng như là một dịch vụ y tế dành cho tất cả mọi người. Phục hồi chức năng nên được cung cấp ở tất cả các tuyến của hệ thống y tế. Công nhận và ưu tiên phục hồi chức năng như một phần của chăm sóc liên tục và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân…

Nguồn: Theo ACDC

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang