Toạ đàm Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho người khuyết tật nghe nói tại cơ sở y tế và Ra mắt Dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong bệnh viện

(ĐHVO). Ngày 10/06/2022, Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (gọi tắt là ACDC) đã tổ chức tọa đàm “Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho người khuyết tật nghe nói tại cơ sở y tế và Ra mắt Dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong bệnh viện”.

Đến dự Chương trình có ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Văn phòng Quốc hội; ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; ông Nguyễn Trung Thành, Cục Bảo trợ xã hội; TS. Nguyễn Hy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế; bà Vũ Thị Tuyết Mai, Trưởng đại diện CBM tại Việt Nam; các đại biểu đến từ UBQG về người khuyết tật, Bộ Y tế… và đông đảo đại biểu đến từ các hội nhóm, câu lạc bộ người điếc.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu khai mạc Chương trình

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc ACDC cho biết: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và giao tiếp là nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người, trong đó có người khuyết tật. Tuy nhiên, để tiếp cận một cách toàn diện với các dịch vụ y tế, người khuyết tật đã gặp nhiều rào cản khác nhau. Đặc biệt, không thể không nhắc đến rào cản về giao tiếp và thu nhận thông tin từ cán bộ y tế của nhóm khuyết tật nghe nói. Khi tiếp cận các dịch vụ y tế, người khuyết tật nghe nói sẽ phải đối mặt với rào cản kép khi vừa không thể giao tiếp với cán bộ y tế và vừa không có đủ phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu có chất lượng. Bên cạnh đó, kiến thức y khoa là một lĩnh vực rất phức tạp và cần đảm bảo thông tin cung cấp đúng và đủ. Do đó, việc hỗ trợ người khuyết tật nghe nói tiếp cận đầy đủ thông tin và chính xác trong khám chữa bệnh là việc làm cần thiết và cấp bách.

Theo bà Lan Anh, Tọa đàm hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thông tin giá trị và hữu ích về các thực trạng và giải pháp hỗ trợ người khuyết tật nghe nói tiếp cận thông tin trong khám chữa bệnh. Đồng thời, Giám đốc ACDC cũng mong muốn với tinh thần cởi mở, chia sẻ, lắng nghe và cầu thị, Ban tổ chức rất mong muốn nhận được những ý kiến thẳng thắn, chân thực từ góc nhìn của các đại biểu tại buổi Tọa đàm, tiến tới đưa ra các góp ý cho các văn bản hướng dẫn Luật Khám bệnh chữa bệnh hiện nay…

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe trực tiếp tiếng nói của người khuyết tật nghe nói về những khó khăn của họ, những rào cản vô hình và hữu hình đang tồn tại khi họ tiếp cận dịch vụ y tế cũng như những góc nhìn từ các chuyên gia và các vấn đề pháp lý liên quan.

Cũng nhân sự kiện này, Ban Tổ chức đã giới thiệu và ra mắt Dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu tại bệnh viện – một giải pháp hứa hẹn giải quyết nhanh chóng những khó khăn mà người khuyết tật nghe nói gặp phải trong quá trình thăm khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên khắp cả nước.

PV


Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang