Tình yêu và hôn nhân của người khuyết tật

(DHVO). Khi người khuyết tật (NKT) gặp được nửa kia của mình nhưng họ thường gặp sự phản đối từ phía gia đình mình và gia đình của người yêu. Nếu hai NKT yêu nhau thì có thể cả hai gia đình đều phản đối. Tuy nhiên, việc phản đối này chủ yếu xuất phát từ gia đình nam giới, bởi vì cơ hội yêu, kết hôn của nam giới bị khuyết tật với người bình thường nhiều hơn so với nữ giới. Trong trường hợp NKT yêu người không khuyết tật thì việc phản đối thường xảy ra ở gia đình người không khuyết tật.

Ở Việt Nam thì rào cản đối với người khuyết tật vẫn còn nhiều, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Theo đó, nam giới được coi là người trụ cột và phụ nữ là thứ yếu. Nam giới là người đi làm và kiếm tiền chính trong khi trách nhiệm của phụ nữ là nội trợ, sinh con và chăm sóc con cái. Trong nghiên cứu này, gia đình NKT nữ phản đối tình yêu và hôn nhân của NKT vì họ nghĩ rằng phụ nữ lấy chồng thì phải dựa vào người chồng, trong khi “bóng tùng” của con họ lại là người “yếu ớt” và ít khả năng có thu nhập cao. Cũng do định kiến về giới, lo ngại về việc người phụ nữ khuyết tật không thể thực hiện được chức năng làm dâu, làm vợ là những lý do khiến gia đình phản đối tình yêu và hôn nhân của NKT nam.

Ảnh minh họa – Nguồn internet

Trong thực tế, đúng là phụ nữ khuyết tật gặp nhiều khó khăn khi mang thai (đi lại khó khăn, dễ ngã, khả năng sảy thai cao), khó khăn trong chăm sóc gia đình và con cái, trong sinh hoạt chung với gia đình chồng… Tuy nhiên, “khó” không có nghĩa là “không”. Bằng chứng là có nhiều NKT đã lập gia đình, có con và sống rất hạnh phúc. Dù vậy, để người phụ nữ khuyết tật tìm được hạnh phúc lứa đôi đòi hỏi họ phải phát triển bản thân, trau dồi kỹ năng sống, rèn luyện nhân cách, lối sống, chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản, học cách sống yêu thương, cách thuyết phục người khác. Mong ước của họ có trở thành hiện thực hay không, không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính họ mà còn phụ thuộc vào sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, cộng đồng và xã hội…

Trong cuộc sống có những điều tình cờ khiến bánh xe số phận chuyển hướng, có những biến cố làm thay đổi cuộc đời của một con người và tạo nên những mối duyên định mệnh. Hoàng Hồng Kiên – Phạm Hồng Thức, đôi vợ chồng khuyết tật đã tìm thấy nhau và cùng bước lên đỉnh vinh quang nhờ một mối duyên tình cờ đó là thể thao.  họ kết hôn năm 2004. Năm 2009, họ sinh con đầu lòng, cháu Phạm Hoàng Tuấn Anh năm nay 10 tuổi, rất khỏe mạnh, thông minh.

Từ niềm vui trong hạnh phúc gia đình, chị Hoàng Hồng Kiên có thêm sự tự tin để không ngừng học hỏi, trau dồi vốn sống. Hiện nay, chị đã trở thành một diễn giả NKT, thường xuyên tham gia các buổi gặp gỡ, truyền cảm hứng cho nhiều NKT khác có thêm niềm tin, động lực vượt lên khó khăn, thách thức của cuộc sống, sống tự lập, tự tin, hoà nhập.

Nam Phương

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang