Tình yêu không tật nguyền: Quyền làm mẹ của người khuyết tật

Mưu cầu hạnh phúc là quyền của mỗi người, đối với người phụ nữ quyền kết hôn, quyền sinh con là bình đẳng, không phân biệt họ là khuyết tật hay người không khuyết tật, trình độ học vấn ra sao, và thu nhập, hoàn cảnh thế nào…


Nguồn ảnh: internet

Tuy nhiên với những người mang khiếm khuyết trên cơ thể, để có thể thụ hưởng những quyền cơ bản đó chưa bao giờ dễ dàng. Hiện nay, nếu như các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, hay dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật đã được quan tâm đúng mức thể hiện qua các quy định của pháp luật cũng như các hội thảo, chương trình thì quyền được sinh con, quyền làm mẹ của phụ nữ khuyết tật vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, thường xuyên.

Còn nhớ vào những ngày hè nóng nhất của năm 2017, người viết được gặp và trò chuyện với chị Hải- một người phụ nữ khuyết tật đơn thân nuôi con. Chị bị cụt mất hai tay từ khi sinh ra. Lớn lên trong sự dè bỉu của họ hàng, sự xa lánh của bạn bè, những tưởng khi gặp được một người đàn ông yêu thương mình thật lòng chị sẽ có một cuộc sống không còn vất vả như trước. Thế nhưng chị cũng bị người ta bỏ để lại chị và con.

Trò chuyện với người viết, chị không giấu được cảm xúc khi nhớ lại những giây phút vừa hồi hộp khi sắp chào đón đứa con đầu lòng nhưng nó cũng là cảm giác lo lắng vì sợ đứa trẻ lúc sinh ra sẽ bị khuyết tật giống chị, rồi sợ đứa trẻ không khoẻ mạnh, mình làm sao để chăm sóc chu đáo được cho con… Nhưng chính tình yêu thiêng liêng của tình mẫu tử đã giúp chị vượt qua tất cả nỗi lo lắng, sợ hãi ban đầu để sinh bé Phúc khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Chị kể: “ Từ ngày có bé Phúc, chị yêu đời hơn, hay cười hơn bởi mỗi lần nhìn con ăn ngon miệng, vui đùa là mọi phiền lo của cuộc sống đều bay biến...”.

Nhiều gia đình phản đối người khuyết tật kết hôn, rồi sinh con vì lo lắng rằng người khuyết tật sẽ không sinh được con, hoặc con cái sinh ra sẽ có khuyết tật giống bố mẹ chúng. Trong thực tế có thể phụ nữ khuyết tật gặp nhiều khó khăn khi mang thai bởi có thể họ đi lại khó khăn, dễ ngã, gặp khó khăn trong chăm sóc gia đình và con cái, trong sinh hoạt… Tuy vậy chúng ta không thể vì thế mà tước bỏ quyền sinh con, quyền làm mẹ của người khuyết tật bởi có rất nhiều phụ nữ khuyết tật có mong muốn được làm mẹ, được chăm sóc những đứa trẻ của mình và họ cũng có đủ khả năng để đem lại cuộc sống như mọi người mẹ bình thường khác dành cho con mình.

Bên cạnh đó, bản thân người khuyết tật muốn hưởng quyền làm mẹ một cách trọn vẹn nhất cũng đòi hỏi từ chính họ phải phát triển bản thân, trau dồi kỹ năng sống, lối sống, chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản, học cách sống yêu thương, cách thuyết phục người khác đồng thời cũng cần sự quan tâm, giúp đỡ từ Nhà nước, cộng đồng và chính gia đình họ.

*Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.

Ninh Hương

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang