Tình yêu của cô giáo đối với những trẻ em khuyết tật

(ĐHVO). Dành phần lớn thời gian chăm sóc và dạy học trẻ em là người khuyết tật, nỗ lực vượt qua những khó khăn, nhiều giáo viên đã tự mở cơ sở giáo dục dạy trẻ khuyết bằng tất cả tình yêu thương để các em có nơi học tập, vui chơi, sống hòa nhập như nhiều đứa trẻ khác.

Trẻ em khuyết tật khi sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi cả về thể chất lẫn trí tuệ. Để các em có thể hòa nhập cộng đồng, đòi hỏi ở những người thầy, người cô sự kiên trì, nhẫn nại giáo dục, chăm sóc và cả tình yêu thương chân thành. Với lòng yêu nghề, yêu trẻ, những cô giáo không quản ngại khó khăn để không chỉ mang đến cho trẻ thiệt thòi kiến thức trên lớp mà còn chăm lo cho các em cả trong từng bữa ăn, giấc ngủ, giúp các em có chất lượng sống tốt hơn.

Có thể kể đến lớp học dành cho các em khuyết tật của cô giáo Nguyễn Thị Hội trường Tiểu học Sơn Lạc (Yên Sơn, Tuyên Quang). Trong lớp có 12 học sinh, mỗi em một dạng khuyết tật, em thì bị câm điếc, em bị hội chứng Down, bị tim bẩm sinh, huyết tán rồi có em lại không có cơ vòng hậu môn, khó khăn hơn nữa là lại bị liệt,… Tuy vậy, cô Hội cho biết cô luôn cảm thấy vui vẻ và yêu công việc giảng dạy mỗi khi bên các em.

Cô Hội tốt nghiệp năm 1989, đến năm 2008, cô chuyển về Trung tâm dạy kèm và hỗ trợ lớp khuyết tật. Vì không được đào tạo chuyên môn nên ban đầu cô gặp khá nhiều khó khăn khi dạy trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, với tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cũng như sự đồng cảm với các em nên cô đã cố gắng vượt qua những khó khăn đó. Giờ đây, Cô giáo Nguyễn Thị Hội được mọi người ví như người mẹ thứ hai của lớp học sinh khuyết tật. Cô luôn chăm lo các em từ việc học, vui chơi, đi lại, vệ sinh….đến việc dạy các em cách tự sinh hoạt và các kỹ năng sống hòa nhập cộng đồng.

Cô Nguyễn Thị Hội dạy học cho trẻ em khuyết tật, nguồn ảnh Internet

Người thứ hai được xem như người mẹ đối với trẻ em khuyết tật đó là cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí (Vĩnh Phúc). Nhận thấy các em nhỏ khuyết tật đã đến tuổi học mẫu giáo hoặc tiểu học, nhưng không đến trường mà lại thu mình chơi ở nhà, không giao tiếp, nói chuyện với người thân. Thậm chí có em vì không có người trông nom mà bỏ nhà đi lang thang, không ý thức được sự nguy hiểm xung quanh mình. Khi tìm hiểu cô giáo Hà biết được đó là biểu hiện của hội chứng tự kỷ, rối loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ…

Nhận thấy sự quan trọng của việc học đối với các em, cô Hà đã thành lập trường học dạy trẻ em đặc biệt. Chia sẻ về những khó khăn, cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà tâm sự, sau tám năm hình thành và duy trì, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí đã trải qua rất nhiều khó khăn, phải chuyển địa điểm bốn lần vì không thuê được địa điểm lâu dài, thiếu đồ chơi, đồ dạy học chuyên biệt phù hợp với trẻ chậm phát triển. Hiện nay trung tâm đang nỗ lực trong việc tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn.

Cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà, nguồn ảnh Internet

Qua nhiều năm gắn bó với trẻ khuyết tật, chủ nhiệm trực tiếp dạy và chăm sóc các em học sinh, bằng tình yêu và sự tận tâm với nghề, có rất nhiều cô giáo vẫn đang từng ngày ân cần dạy bảo, chăm sóc những học sinh đặc biệt của mình. Sự tiến bộ dù nhỏ của từng em chính là động lực lớn lao để các cô vượt qua mọi khó khăn, trở ngại góp sức nhỏ bé của mình vào việc giúp các em học sinh khuyết tật được đến trường, học hành bình đẳng như bao em nhỏ cùng trang lứa khác.

Nam Phương

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang