Tình trạng buôn bán trẻ em xuyên quốc gia – nguy hiểm và đáng báo động

(ĐHVO). Tình hình buôn bán trẻ em xuyên quốc gia đang diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp trên khắp các quốc gia. Chính phủ nhiều nước đã phải liên tục đưa ra các cảnh báo nhằm nâng cao sự quan tâm và ý thức cộng đồng về vấn đề này.


Tội phạm buôn bán trẻ em trên thế giưới đang ngày một gia tăng (Ảnh: Internet)

Tại Việt Nam, vấn đề buôn bán trẻ em đã diễn ra từ lâu và ở nhiều các tỉnh thành. Trung bình mỗi năm, các lực lượng chức năng phát hiện khoảng 400 vụ mua bán người, thậm chí lên đến hàng nghìn vụ. Trong đó, số vụ án mua bán người ra nước ngoài chiếm khoảng 80% (theo nguồn báo lao động). Những kẻ buôn người sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn bằng cách thông qua việc tiếp cận qua zalo, facebook để hình thành băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia. Họ không hề lộ diện thân phận, gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Điều này, đã khiến không ít các bậc cha mẹ khỏi lo lắng. Vì chỉ cần một phút không cảnh giác đã có thể xảy ra hậu quả vô cùng đáng tiếc. Vì lẽ đó, nạn buôn bán trẻ em luôn là vấn đề “rất nóng” của người dân Việt Nam. Những đứa trẻ đáng thương bị bán đi làm nô lệ hay lao động khổ sai hoặc làm công cụ thay bọn chúng thực hiện những việc phi pháp. Đáng sợ hơn, nhiều trẻ bị bọn chúng giết hại với mục đích lấy nội tạng buôn bán trong thị trường chợ đen. Đặc biệt, tội phạm buôn bán người còn nhắm vào đối tượng là trẻ em gái để phục vụ cho mục đích mại dâm.

Như chúng ta biết, Trung Quốc là một quốc gia chịu sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Chính vì điều đó đã tạo ra áp lực lớn làm gia tăng đường dây buôn bán trẻ em qua biên giới. Chính quyền Trung Quốc đã cho rằng “nạn buôn bán trẻ em ở nước này còn được xem là bài toán rất nan giải”. Bởi vì loại tội phạm này hết sức phức tạp. Nó không chỉ xuất phát từ các đường dây buôn người mà còn xuất phát từ lòng tham của những người thân trong gia đình (Theo điều tra gần đây có khoảng 40% trẻ em bị bán đi là do cha mẹ ruột). Phần lớn những đứa trẻ bị bắt cóc không thể trở về gia đình. Đôi khi đứa trẻ bị cha mẹ bán đi lại bị tiếp tục được bán đi qua những đường dây khác. Vì vậy, các nạn nhân trải qua việc bị bắt cóc sẽ thường khủng hoảng về tâm lý và để lại di chứng nặng nề cho sau này.

Những kẻ buôn người thường khoanh vùng để thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó, đa số trẻ em bị nhắm đến là những đứa bé ở vùng nông thôn nghèo, kém hiểu biết. Chính vì vậy ở nước ta, các đối tượng  buôn người thường  nhắm vào trẻ em  ở vùng núi phía bắc, nơi tiếp giáp với biên giới Việt-Trung như các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn… Trong đó, tỉnh Hà Giang là mảnh đất màu mỡ nhất của nạn buôn người, vì có địa hình núi hiểm trở, giao thông khó khăn và là nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc thiểu số. Chính vì thế, sự mở cửa giao lưu văn hóa và xã hội nơi đây khiến không ít đường dây phạm tội được hình thành.

Như vậy khi nhắc về vấn đề buôn bán trẻ em qua biên giới, các nhà lãnh đạo đặc biệt đến việc nâng cao giáo dục cho các dân tộc vùng biên giới. Đồng thời triển khai công tác phòng chống buôn bán trẻ em xuyên quốc gia và thúc đẩy kịp thời việc ngăn chặn những hành vi trái pháp luật. Chúng ta mong muốn rằng, mỗi người dân cùng tham gia ngăn chặn vấn nạn buôn bán người nói chung và buôn bán trẻ em nói riêng, góp phần giữ vững trật tự và an ninh quốc gia.

Nguyễn Nguyệt

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang