Tình thương của cha mẹ đối với con

(ĐHVO). Tháng Bảy lại về, báo hiệu một mùa Vu Lan – mùa báo hiếu lại đến. Trong cái không khí se lạnh của những ngày đầu thu làm cho chúng ta cảm thấy chạnh lòng nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cha mẹ, về những người đã nuôi ta khôn lớn.

Suốt cả một đời người, cha mẹ chỉ biết sống, chỉ biết hy sinh cho hạnh phúc của con cái, vì con cái mà cha mẹ chịu biết bao vất vả, gian nan. Trong những lúc con vấp ngã trên con đường đời, cha mẹ là ánh sáng nâng đỡ, soi đường cho mỗi bước chân con đi.

Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ Việt Nam nói về tình yêu thương của cha mẹ như:

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”

Hay

“Thương con cha cực trăm chiều

Đầu đêm sương trắng chịu nhiều gian truân

Thức khuya dậy sớm tảo tần

Con thành trai tráng cho còng lưng cha”

Câu ca dao không chỉ kể công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mà đó cũng chính là lời nhắc nhở con về công cha cao như núi, nghĩa mẹ dạt dào như biển. Tình yêu thương, sự hy sinh vô bờ bến đó có lẽ chỉ những ai làm cha, làm mẹ mới có thể thấu hiểu một cách trọn vẹn nhất.

Tình thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con – Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo thời gian, con ngày càng khôn lớn, ngày càng rời xa cha mẹ. Cha mẹ thì ngày càng già đi, kiệt sức, tiều tụy.

Là một người bình thường, khi chúng ta lớn lên, trưởng thành, đã trở thành cha mẹ, chúng ta lại dành tình yêu thương cho con cái của mình, chúng ta có thể hiểu được tình yêu thương này. Hơn nữa, ít nhiều chúng ta vẫn có thể chăm lo cho cha mẹ khi cha mẹ già đi, vẫn có thể bù đắp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng. Tuy nhiên, đối với người khuyết tật thì khác. Rất ít người có thể cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Có những người khuyết tật vẫn còn khả năng nhận thức, vẫn còn khả năng lao động, tự lo cho chính bản thân mình, khi cha mẹ già đi, họ vẫn có thể chăm sóc cho cha mẹ. Nhưng với những người khuyết tật không còn khả năng nhận thức, không có khả năng tự lao động, họ rất khó khăn thậm chí là không thể cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Khi cha mẹ già đi cũng là lúc họ trở lên bơ vơ, lạc lõng, không còn nơi nương tựa. Cả một đời vất vả nuôi con, vì con, nay nhìn con như vậy, là người ngoài còn cảm thấy đau lòng, không biết những người làm cha, làm mẹ còn đau lòng đến đâu nữa. Bản thân những người làm cha, làm mẹ lúc này cũng chỉ có thể rưng rưng nước mắt nhìn con của mình như một đứa trẻ, tự sinh tự diệt.

Thu Hà

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI GIA ĐÌNH TRẺ EM VÀ NGƯỜI BẠI NÃO VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI CHẠY THIỆN NGUYỆN “NÂNG BƯỚC CHÂN EM” LẦN THỨ 6

SEE_5346

Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024

Picture1

“Vá lành” những mảnh khuyết cuộc đời bằng đôi bàn tay khéo léo

z5916242329405_55c88a8cf81ef44bfcd7e6a8b48c7ad1

THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI ĐẢM BẢO HÒA NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Picture1

Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam: Ủng hộ 87 người khuyết tật bị ảnh hưởng sau bão lũ

Picture3

NHU CẦU VỀ THÔNG TIN PHÁP LUẬT VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang