Tiêu chí xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên

(ĐHVO). Vấn đề xác định mức độ khuyết tật mang yếu tố quyết định quyền lợi được hưởng trợ cấp xã hội ở mức độ nào. Theo pháp định, việc xác định mức độ khuyết tật được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật sử dụng là phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật. Vậy tiêu chí xác định mức độ khuyết tật là gì? Xin mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Để người khuyết tật được hưởng các chính sách của Nhà nước, trước hết, người khuyết tật phải được cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Việc xác định mức độ khuyết tật phải có Hội đồng giám định tổ chức, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Trường hợp 2: Trẻ em khuyết tật trên 6 tuổi được xác định lại mức độ khuyết tật.

Căn cứ theo đơn đề nghị xem xét thành lập Hội đồng xác định khuyết tật tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật. Trên thực tế, người khuyết tật được phỏng vấn xác định mức độ khuyết tật nhưng không nắm rõ các tiêu chí xác định mức độ khuyết tật. Điều này khiến một số trường hợp mơ hồ, không hiểu rõ pháp luật nên xuất hiện tình trạng không chấp nhận hoặc đồng ý với kết luận xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Để làm rõ vấn đề này, Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt tư vấn cụ thể như sau:

Tuỳ vào từng dạng tật, từng đối tượng phương pháp xác định mức độ khuyết tật mà Hội đồng xác định mức độ khuyết tật phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và thường sử dụng là phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua việc thực hiện các hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội.

1. Tiêu chí xác định dạng  khuyết tật

– Tiêu chí xác định khuyết tật vận động nếu có một trong các dấu hiệu: Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân; Không cử động được tay hoặc thiếu tay; Thiếu chân hoặc không cử động được chân; Yếu, liệt, teo cơ hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ; Cong, vẹo chân tay; gù cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác ở đầu, cổ, lưng, tay, chân; Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động.

– Tiêu chí xác định khuyết tật nghe, nói nếu có một trong các dấu hiệu sau: Không phát ra âm thanh, lời nói; Phát ra âm thanh, có lời nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu; Không nghe được; Khiếm khuyết hoặc dị dạng cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm; Khiếm khuyết hoặc dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe; Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói.

– Tiêu chí xác định khuyết tật nhìn nếu có một trong các dấu hiệu: Mù một hoặc hai mắt; Thiếu một hoặc hai mắt; Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật; Khó khăn khi phân biệt màu sắc; Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật; Khó khăn khi phân biệt màu sắc; Rung, giật nhãn thị, đục nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc; Bị dị tật, biến dạng ở vùng mắt; Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn.

– Tiêu chí xác định khuyết tật thần kinh, tâm thần nếu có một trong các dấu hiệu sau:    Thường xuyên lên cơn co giật; Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh thần kinh, tâm thần, tâm thần phân liệt.

– Tiêu chí xác định khuyết tật trí tuệ nếu có một trong các dấu hiệu sau: Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng lứa tuổi; Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn; Khó khăn trong việc đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ; Có kết luận cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ

– Tiêu chí xác định khuyết tật khác nếu có một trong các dấu hiệu sau:

+ Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp;

+ Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại, tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp;

+ Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm.

Nếu được đánh giá là có một trong các dấu hiệu của các dạng khuyết tật trên thì Hội đồng kết luận các dạng khuyết tật tương ứng theo quy định của Luật người khuyết tật gồm: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Nếu không có một trong các dấu hiệu trên thì được đề xuất kết luận không khuyết tật.

2. Tiêu chí xác định mức độ khuyết tật

Việc thực hiện chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật dựa trên kết quả xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã hoặc Hội đồng giám định y khoa. Cụ thể, người khuyết tật nặng (từ 61% đến 80%) và đặc biệt nặng (từ 80% trở lên) nằm trong nhóm đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Theo đó, việc xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào các tiêu chí, cụ thể:

– Các tiêu chí xác định khuyết tật đặc biệt nặng: Nếu được đánh giá là “có” ở ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:

+ Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân hoặc liệt toàn thân

+ Thiếu hai tay

+ Mù hai mắt hoặc thiếu hai mắt

+ Liệt hoàn toàn hai tay hoặc liệt nửa người

+ Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên mắc một hoặc nhiều loại bệnh: bệnh bại não, não úng thủy, tâm thần phân liệt.

– Tiêu chí xác định khuyết tật nặng: nếu có dấu hiệu câm và điếc hoàn toàn.

Trường hợp người khuyết tật không thuộc mức độ khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nặng như trên thì đánh giá mức độ khuyết tật dựa trên các tiêu chí phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Hội đồng quan sát, đánh giá người khuyết tật, kết hợp với phỏng vấn đối tượng, người chăm sóc và cộng đồng xung quanh để đánh giá các hoạt động và cho điểm vào các ô tương ứng như sau:

Mức độ thực hiện

Các hoạt động

Thực hiện được (0 điểm)

Thực hiện được nhưng cn trợ giúp (1 điểm)

Không thực hiện được (2 điểm)

Không xác định được (đánh dấu x)

1. Đi lại

 

 

 

 

2. Ăn, uống

 

 

 

 

3. Tiểu tiện, đại tiện

 

 

 

 

4. Vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa…

 

 

 

 

5. Mặc, cởi quần áo, giầy dép

 

 

 

 

6. Nghe và hiểu người khác nói gì

 

 

 

 

7. Diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói

 

 

 

 

8. Làm các việc gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm phù hợp với độ tuổi; hoạt động; lao động, sản xuất tạo thu nhập

 

 

 

 

9. Giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi

 

 

 

 

10. Đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác

 

 

 

 

Các mức độ thực hiện được đánh giá cụ thể như sau:

– Đối với các hoạt động từ 1 đến 8:

+ Thực hiện được: Người khuyết tật tự thực hiện được các hoạt động trên mà không cần sự trợ giúp.

+ Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Người khuyết tật gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động trên, thực hiện được khi có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ trợ giúp.

+ Không thực hiện được: Người khuyết tật không tự thực hiện được các hoạt động trên khi có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ trợ giúp.

– Đối với hoạt động 9:

+ Thực hiện được: Người khuyết tật chủ động tham gia các hoạt động giao tiếp với mọi người.

+ Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Người khuyết tật gặp khó khăn trong giao tiếp, hòa nhập cộng đồng, thực hiện được hoạt động giao tiếp khi có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ trợ giúp.

+ Không thực hiện được: Người khuyết tật không tự thực hiện được hoạt động giao tiếp với mọi người khi có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ trợ giúp.

– Đối với hoạt động 10:

+ Thực hiện được: Người khuyết tật biết đọc rõ tiếng, viết đúng, thực hiện được 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia ở mức đơn giản.

+ Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Người khuyết tật gặp khó khăn trong đọc, viết, tính toán, chỉ có thể đọc, viết, tính toán ở mức đơn giản khi có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ trợ giúp.

+ Không thực hiện được: Người khuyết tật không tự thực hiện được ít nhất một trong các kỹ năng năng đọc, viết, tính toán khi đã có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ trợ giúp.

Đối với trường hợp người khuyết tật đang đi học thì tham khảo thêm thông tin thu thập mức độ các hoạt động học tập như đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác.

3. Kết luận

Sau khi đã đánh giá xong, tiến hành cộng điểm của tất cả 10 hoạt động và kết luận mức độ khuyết tật như sau:

– Mức độ nhẹ: Từ 0 – 6 điểm

– Mức độ nặng: Từ 7 – 13 điểm

– Mức độ đặc biệt nặng: Từ 14 điểm trở lên

Đối với những trường hợp người khuyết tật có một trong các hoạt động được đánh giá là “Không xác định được” thì Hội đồng chuyển lên Hội đồng Giám định y khoa thực hiện xác định mức độ khuyết tật.

Phạm Vân

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang