Tiền Giang thắm đượm tình nghĩa với người có công

Nhờ thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng, đến nay đời sống của các gia đình chính sách, thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã cơ bản ổn định, ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, trong những năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng luôn được các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh quan tâm đặc biệt. Trong đó, phong trào chăm sóc, giúp đỡ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình liệt sĩ, thương binh và người có công với cách mạng đã được Tiền Giang triển khai thực hiện bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực. Hàng năm, các địa phương đều tổ chức khảo sát tình hình đời sống của người có công để từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình.
Các gia đình chính sách ở Tiền Giang đều đã có được mức sống trung bình hoặc khá hơn mức sống của người dân nơi cư trú trên địa bàn. Các cấp, các ngành và địa phương luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công vươn lên khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu trong lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống, tiếp tục có những đóng góp cho cộng đồng và xã hội, xứng đáng là người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu.

Đồng chí Võ Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang thăm và tặng quà người có công trên địa bàn

Thực hiện các Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xác nhận, giải quyết chế độ và quản lý hồ sơ 126.315 đối tượng, gồm: 929 người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; 498 người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; 35.526 liệt sĩ; 5.996 bà mẹ Việt Nam anh hùng (còn sống 156 mẹ); 11.652 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; 2.345 bệnh binh; 2.062 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 2.405 người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 4.779 người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng; 23.599 người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp 1 lần; 11.720 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc…

Theo báo cáo từ Sở Lao động – TBXH Tiền Giang, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh  đã ra Quyết định trợ cấp 1 lần cho 222 thân nhân thờ cúng liệt sĩ, chuyển trợ cấp thờ cúng là 346 trường hợp, thu hồi thờ cúng 01 trường hợp; Quyết định trợ cấp tuất 34 trường hợp; lập Quyết định giải quyết chế độ con liệt sĩ tàn tật sau khi đủ 18 tuổi cho 06 trường hợp; lập Quyết định hưởng thêm chế độ thương binh, bệnh binh 24 trường hợp. Ngoài ra, Tiền Giang còn thẩm định, ra quyết định 28 trường hợp trợ cấp ưu đãi học sinh; cấp lại 8 sổ trợ cấp dụng cụ chỉnh hình cho người có công. Đồng thời, phê duyệt cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đến niên hạn cho 468 đối tượng và danh sách trợ cấp một lần cho người thờ cúng liệt sĩ năm 2023 tại 11/11 huyện, thành, thị.
Thực hiện Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, năm 2023, toàn tỉnh sẽ xây mới và sửa chữa 365 căn nhà (xây mới 92 căn, sửa chữa 273 căn), với số tiền 16.440.000.000 đồng. Hiện tại, địa phương đang tiến hành triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành nghiệm đưa vào sử dụng trước ngày 27/7/2023 để chào mừng kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ.
Tiếp đến, công tác chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng người có công với cách mạng và thân nhân của họ cũng được Tiền Giang thực hiện chế độ đầy đủ, kịp thời theo quy định, đã mang lại sự hài lòng của các đối tượng đối với chính sách, chế độ của Nhà nuớc về công tác điều dưỡng. Trong năm 2023, Tiền Giang tổ chức điều dưỡng tại gia đình cho 7.801 người có công, với số tiền 11.401.941.600 đồng; điều dưỡng tập trung 14 đợt với số lượng 960 người có công, tổng kinh phí là 3.286.272.000 đồng tại 06 địa điểm: Trung tâm Điều dưỡng người có công Lâm Đồng, Đoàn An dưỡng 198 Đà Lạt (Bộ Quốc phòng), Trung tâm điều dưỡng Miền Trung (Đà Nẵng), Trung tâm Điều dưỡng người có công Khánh Hòa, Trung tâm Chăm sóc và Điều dưỡng Người có công Bình Định, Trung tâm Điều dưỡng Người có công Kiên Giang.

Đồng chí Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang thăm và tặng quà người có công

Công tác thăm hỏi, động viên, tặng quà thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công cũng được tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện chu đáo, nhất là vào các dịp lễ, tết. Chỉ tính riêng dịp Tết Quý Mão năm 2023, toàn tỉnh đã chuyển quà tặng của Chủ tịch nước (nguồn kinh phí Trung ương) cho 37.292 người có công và thân nhân người có công, tổng kinh phí 11.335.800.000 đồng (gồm 494 người, mức quà 600.000 đồng/người; 36.798 người, mức quà 300.000 đồng/người); quà của tỉnh (nguồn kinh phí địa phương) là 27.473.100.000 đồng, với số lượng 69.771 người (gồm 37.292 người, mức quà 300.000 đồng/người; 32.387 người, mức quà 500.000 đồng/người; 92 người, mức quà 1.000.000 đồng/người). Ngoài ra, các đồng chí lãnh đạo tỉnh còn đến thăm 80 hộ gia đình chính sách tiêu biểu, 02 hộ gia đình quân nhân đang làm nhiệm vụ và 47 đơn vị tập trung tổng số tiền là 558.000.000 đồng, bao gồm: 80 hộ chính sách và 02 hộ gia đình quân nhân mức quà tặng tiền mặt 2.000.000đồng/hộ, kèm túi quà 1.000.000 đồng/phần, mức 2.000.000đồng/hộ; 47 đơn vị tập trung mức quà tiền mặt từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000đồng/đơn vị, kèm túi quà 2.000.000 đồng/phần)…

Hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), ngày 27/6, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm với nhiều nội dung cụ thể và thiết thực. Qua đó, nhằm ghi nhớ và tôn vinh những công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình người có công với cách mạng trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, giáo dục và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Theo Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội

Bài viết liên quan

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang