Tiệm sửa xe không tên

(ĐHVO). Đến với mảnh đất vùng quê nhỏ của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, tôi tình cờ gặp một người thợ sửa xe khuyết tật đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

Ông tên là Trần Lưu (thôn Châu Xuân, xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Tóc bạc gần hết mái đầu, nước da ngăm đen với một đôi chân giả nhưng ông vẫn hoạt động rất linh hoạt. Tiệm sửa xe của ông mặc dù không hề sang trọng, rộng lớn, thậm chí cũng không có biển tên nhưng lúc nào cũng có khách. Qua hỏi thăm, tôi được biết, ông bị mất một chân do lúc nhỏ giẫm phải mìn. Từ đó ông trở thành người khiếm khuyết, cộng thêm với gia đình thuộc diện nghèo khó nên việc học cũng trở nên dở dang.

Ông Trần Lưu và tiệm sửa xe giản dị của mình

Sau này ông vẫn lập gia đình và luôn tìm cách mưu sinh, hòa nhập với cuộc sống bình thường bằng cái chân giả. Thế nhưng khoảng thời gian đầu, việc đi làm của ông cực kỳ khó khăn. Ông chạy xuôi ngược ở nhiều nơi, làm nhiều chỗ nhưng khó đáp ứng tiêu chí chỗ làm đưa ra và cuối cùng ông quyết định chọn cho mình công việc sửa xe máy để trang trải cho bản thân và gia đình.

Vì còn thiếu thốn nên ông cũng chưa tự mua cho mình bộ đồ nghề cần thiết nên dù cố gắng, công việc cũng không mấy thuận lợi, nhất là khi khách hàng cần sửa chữa nặng nhưng ông luôn cố gắng nâng cao tay nghề và sửa chữa hết sức trong khả năng của mình. Cho đến năm 2019, Hội Người khuyết tật xã Bình Định Nam hỗ trợ cho ông bộ đồ nghề sửa xe trị giá 7 triệu đồng thì công việc của ông bắt đầu đi vào quỹ đạo và cải tiến cao hơn, mang lại cho ông mức thu nhập khá ổn định.

Tay nghề cao, đồ nghề tốt vẫn chưa là yếu tố khiến cửa tiệm nhỏ của ông lúc nào cũng đông khách. Người ta thích ông vì nụ cười tươi rói trên gương mặt, vì cái tâm của người làm nghề, mặc dù khách đến giờ trưa hay khuya, chỉ cần sửa xe là ông đều giúp đỡ. Người ta còn thích ông vì sự nghị lực và tinh thần lạc quan, không bao giờ tự ti mình là người khiếm khuyết mà luôn mang lại năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh. Theo người dân ở đây, ông Sơn chính là một trong những tấm gương sáng để những người khiếm khuyết ở xã khác học tập theo, cũng như là nguồn động lực cho họ hiểu rằng, luôn có những người sẵn sàng giúp đỡ họ nếu họ chịu khó vươn lên và lao động như Hội Người khuyết tật ở Bình Định Nam đã giúp đỡ ông Sơn vượt qua được sự khó khăn trong nghề.

Tôi có hỏi ông vì sao không đặt tên cho tiệm xe của mình. Ông cười bảo, “Thôi con, chú không nghĩ ra tên với cả người ta vô một lần là nhớ ông Sơn què liền hè, đâu cần tên chi đồ cho nó rắc rối con”. Người dân xứ Quảng luôn chất phác và giản dị như vậy.

Mặc dù mang trên mình khiếm khuyết về cơ thể nhưng lúc nào chú cũng vui vẻ và lạc quan, chân thành và yêu nghề đến lạ. Buổi gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để lại trong tôi những cảm xúc khó phai…

Hồng Đào

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang