Tiềm năng mới: Du lịch cho người khuyết tật.

(DHVO). Nhu cầu tham quan, khám phá các điểm đến không của riêng ai, kể cả những người khuyết tật, kém may mắn khi không có được cơ thể khỏe mạnh như những người bình thường. Vậy đối tượng du khách là người khuyết tật có là tiềm năng đối với ngành du lịch không?

Tại Việt Nam, Luật Người khuyết tật năm 2010 đã quy định: “Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng”. Điều 40 của Luật cũng quy định, đến năm 2020, các công trình công cộng như Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; Nhà ga, bến xe, bến tàu; Công trình văn hóa, thể dục, thể thao… phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Việc tiếp cận này cũng sẽ áp dụng với tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội khác vào năm 2025. Các cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Luật quy định rõ ràng, chi tiết nhưng nhiều khu du lịch, các cơ sở lưu trú, địa điểm tham quan có các hạng mục hỗ trợ khách hàng là người già, người khuyết tật vẫn “đếm trên đầu ngón tay”.

Tại sao nói tiềm năng là du khách người khuyết tật

Người khuyết tật hiện chiếm 10% dân số trên thế giới chiến lược khuyến khích và thu hút người khuyết tật hội nhập với cộng đồng, tạo điều kiện để họ vừa có thể đóng góp cho xã hội, vừa có thể nâng cao chất lượng cuộc sống trở thành mục tiêu của các quốc gia trên thế giới. Hằng năm trên thế giới có hơn 1 tỷ người đi du lịch, trong số đó có khoảng 100 triệu khách du lịch khuyết tật, chiếm tỷ lệ 10%.

Người khuyết tật có thể đi du lịch như nhiều người bình thường khác, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng trên thực tế tại nhiều điểm du lịch ở nước ta, việc hỗ trợ, tạo sự bình đẳng trong cung ứng dịch vụ cho người khuyết tật còn rất nhiều bất cập.

Để thu hút lượng khách đầy tiềm năng này từ các thị trường trên thế giới, cũng như trong nước thì cần mở rộng cơ hội giúp họ có thể tham gia những chuyến hành trình thú vị khám phá mọi miền đất nước, năng cao chất lượng cơ sở vật chất lưu trú người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Đã đến lúc ngành du lịch nước ta cần có những chính sách quan tâm đến phục vụ nhu cầu du lịch của khách khuyết tật trong nước cũng như quốc tế.

Ngọc Châm

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang