Thương binh Bùi Ngọc Danh bén duyên với bưởi da xanh

(ĐHVO) Bước ra khỏi chiến trường mưa bom, lửa đạn, thương binh Bùi Ngọc Danh (Xã Sủi Ngòi, tp Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đã về quê nghiên cứu phát triển thành mô hình trang trại kinh doanh và có nguồn thu nhập phục vụ cho cuộc sống cả gia đình.

Tháng 8/1970, khi đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, theo lời tổng động viên, ông Danh lên đường nhập ngũ. Sau 3 tháng đào tạo, ông nhận nhiệm vụ huấn luyện quân bắn pháo mặt đất. Năm 1972, trong trận chiến bảo vệ thành cổ Quảng Trị, ông 3 lần bị thương, bị nhiễm chất độc hóa học ở mặt trận tây Thừa Thiên Huế. Năm 1977, ông rời quân ngũ và quay lại trường đại học Nông Nghiệp I tiếp tục khóa học còn đang dang dở. Tốt nghiệp đại học, ông về công tác tại Nông trường Cao Phong rồi chuyển ra Ban Nông nghiệp Tỉnh ủy Hòa Bình công tác đến khi nghỉ hưu. Về địa phương, ông tiếp tục tham gia công tác CCB, MTTQ xã, xóm

Ông Bùi Ngọc Danh đang chăm sóc cây bưởi.

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên ông quyết định tìm con đường làm kinh tế để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Năm 2005, ông Danh vay tiền bạn bè mua mảnh đất đồi rộng 4 ha với giá 60 triệu đồng bắt tay vào đầu tư phát triển kinh tế. Từ mảnh đất đồi chỉ toàn cỏ gianh, cây tạp, bước đầu, ông bắt tay vào cải tạo đất trồng keo. Cùng với đó, ông vay Ngân hàng chính sách xã hội 10 triệu đồng mua đôi bò sinh sản, chỉ sau 3 năm, ông đã có đàn bò 5 con.

Sau khi bán vụ keo đầu tiên và đàn bò, năm 2011, ông Danh chuyển từ trồng keo sang trồng chè với diện tích 3ha, phần đỉnh đồi ông trồng 1 ha chuối tiêu hồng, thả hàng nghìn con gà. Các giống cây trồng, vật nuôi đều được ông lựa chọn, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi nuôi trồng nhân rộng. Do hiệu quả kinh tế từ trồng chuối không cao nên năm 2014, ông Danh chuyển sang trồng 300 gốc bưởi da xanh. Ngoài ra, vùng đất xung quanh chân đồi ông trồng thêm xoan và keo ở những góc dốc. Bên cạnh đó, trong vườn bưởi, ông trồng xen 20 cây nhãn Thái, 20 cây sấu, 10 cây mít thái.

Đến nay, trên quả đồi rộng 4 ha không còn mảnh đất trống, nhờ công chăm sóc, chăm bón, đồi chè nhà ông Danh phát triển vô cùng xanh tốt. Mỗi đợt hái chè ông phải thuê hàng chục lao động trong vùng. Mỗi tháng vườn chè có 4 đợt hái, cho thu 6 tạ chè khô, mang lại khoản thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Hiện tại trung bình một năm gia đình ông có tổng thu nhập khoảng 300 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí và công lao động.

Khắc sâu lời Bác dạy “thương binh tàn nhưng không phế”, bằng sức lao động và ý chí của người bộ đội cụ hồ, ông Bùi Ngọc Danh đã biến quả đồi hoang hóa thành mảnh đất màu mỡ, đem lại màu xanh no ấm, giúp kinh tế gia đình ổn định và ngày càng nâng cao.

Hương giang

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang