Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội phục vụ người khuyết tật

(ĐHVO). Doanh nghiệp xã hội ra đời với mục tiêu vì cộng đồng, xã hội hoặc vì môi trường. Chính phủ có những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội được thành lập, hoạt động và phát triển. Ngày nay, doanh nghiệp xã hội phục vụ người khuyết tật được nhiều người quan tâm và thực hiện thủ tục thành lập.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Doanh nghiệp xã hội là tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu vì xã hội, vì môi trường theo như mục tiêu hoạt động đã đăng ký. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp xã hội song song hoạt động kinh tế với việc hoạt động vì xã hội, vì cộng đồng, môi trường.

Hồ sơ cần thiết chuẩn  bị để thành lập doanh nghiệp xã hội

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội có thể hoạt động dưới nhiều loại hình: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, công ty cổ phần. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội ngoài các hồ sơ cần thiết theo quy định đối với các loại hình doanh nghiệp cần có thêm Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường. Tùy vào loại hình hoạt động, hồ sơ cụ thể như sau:

Doanh nghiệp tư nhân:

–      Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

–      Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Công ty Hợp danh:

–      Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

–      Điều lệ doanh nghiệp.

–      Danh sách thành viên.

–      Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.

–      Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

–      Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Công ty trách nhiệm hữu hạn:

–      Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

–      Điều lệ công ty.

–      Danh sách thành viên.

–      Bản sao các giấy tờ sau đây.

–      Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

–      Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

–      Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

–      Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần

–      Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

–      Điều lệ công ty.

–      Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

–      Bản sao các giấy tờ sau đây

–      Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

–      Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

–      Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

–      Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Quy trình, thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp một bộ hồ sơ đầy đủ về việc thành lập doanh nghiệp xã hội đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở.

Thời hạn cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp xã hội: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo sửa đổi hưởng dẫn để hoàn thiện lại hồ sơ.

Một số quy định đặc thù đối với doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và đối tượng có liên quan là cổ đông đối với công ty cổ phần, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc ở nhiệm kỳ hoặc thời gian có liên quan chịu trách nhiệm liên đới đối với các thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm  cam kết mục tiêu xã hội.

Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam như sau:

–       Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).

–      Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

Doanh nghiệp xã hội sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội đã cam kết tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Hồng Thái

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang