Thủ tục cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật

(DHVO). Hiện nay, để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, công việc, học tập và nhu cầu giải trí, việc đi lại của người khuyết tật cũng được quan tâm hơn. Có nhiều người thắc mắc, liệu rằng người khuyết tật có được tham gia điều khiển phương tiện giao thông như ô tô hay không và họ có được cấp giấy phép lái xe hay không? Theo thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, người khuyết tật được đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái ôtô hạng B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) với xe số tự động, thông tư này thực sự rất cần thiết và mang đầy tính nhân văn cho người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.

1. Về giấy phép lái xe

Điều 16 Thông tư quy định:

“…5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật”.

Như vậy, người khuyết tật có thể được cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động để điều khiển ô tô dùng cho người khuyết tật.

nguoi-khuyet-tat-duoc-thi-lay-bang-lai-xe-oto

Ảnh minh hoa – Nguồn Internet

2. Đào tạo lái xe

2.1. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo

Thứ nhất, người học phải có đủ điều kiện sau:

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.

– Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định ;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+  Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Ngoài ra, người học phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;

Thứ hai, cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.

2.2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.

–  Người học phải có đủ điều kiện như liệt kê trên đối với đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.

–  Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

3. Sát hạch lái xe

3.1. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch

–  Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện;

– Người dự sát hạch sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của trung tâm sát hạch làm xe sát hạch lái xe trong hình và trên đường.

3.2. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch

–  Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường;

– Người dự sát hạch sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe sát hạch; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Khi người khuyết tật chủ động được việc điều khiển phương tiện sẽ giúp ích cho chất lượng cuộc sống của họ được nâng cao, phá bỏ rào cản tiếp cận các tiện ích xã hội của người khuyết tật. Vì vậy, việc tạo điều kiện để người khuyết tật được đào tạo có những kiến thức về quy tắc tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, có kỹ năng lái xe, có giấy phép lái xe sẽ giúp họ điều khiển loại phương tiện phù hợp với điều kiện sức khỏe là hết sức cần thiết.

Công Năng

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang