Then Tày với phát triển du lịch

(DHVO). Ngày 11/01/2020 hội thảo “Then Tày với phát triển du lịch” tổ chức tại trường ĐH Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Đây là diễn đàn khoa học về ứng dụng, khai thác giá trị độc đáo, sức hấp dẫn của Then trong phát triển du lịch vùng núi phía Bắc, với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, quản lý, doanh nghiệp… đến từ nhiều tỉnh trong cả nước.

Then Tày – Nùng là niềm tự hào của đồng bào Việt Bắc.

Then là “đặc sản” tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bà con các dân tộc Tày, Nùng, Thái trên khu vực biên giới phía Bắc. Liên hoan hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái …

Hội thảo “Then tày với phát triển du lịch”  diễn ra không chỉ là dịp để giới thiệu, tôn vinh vẻ đẹp của một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị hát Then, đàn tính trong cộng đồng.

Mỗi đoàn tham dự hội thảo đều mang đến và dàn dựng một trích đoạn Then nghi lễ thể hiện nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, có nhiều trích đoạn lần đầu tiên được giới thiệu gắn liền với tên tuổi của các nghệ nhân. Nhiều nghệ nhân thể hiện và khẳng định dấu ấn riêng của mình tại hội thảo.

Từng nghi lễ, nghi thức sinh hoạt văn hóa đã mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc mình gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày. Trong trang phục áo mũ màu đỏ, trên tay cầm cây đàn tính, bắt đầu bằng một làn điệu Then cổ. là kết tinh văn hóa đặc sắc nhất trong đời sống tâm linh, thể hiện tâm tư, nguyện vọng hướng tới mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Then.

Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa, âm nhạc. Hát then cũng vậy, không chỉ là một làn điệu dân ca mà nó còn có nhiều môn nghệ thuật và phong tục khác như múa, đàn và giao duyên. Các thầy Then có vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan. Lời hát then vốn là những câu chữ được dân gian chắt lọc, vừa là những câu thơ trữ tình, giàu nhạc điệu, vừa là lời khuyên răn, khích lệ, vừa là những kinh nghiệm về đối nhân xử thếLúc đầu hát then chỉ có một người tay đệm đàn, miệng hát, chân xóc nhạc. Chính lời bài hát then, hòa trong nhịp đàn tính dập dìu, cùng tiếng xóc lúc khoan lúc nhặt sẽ đưa bà Then, ông Then, đại diện cho cộng đồng, đến với Mường Trời để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở…… Vì vậy, nghe hát then sẽ được những bài học quý về cuộc sống, về cách ứng xử với thiên nhiên và mọi người xung quanh.

Nói đến hát then không thể không nhắc đến các loại đàn. Đàn tính là một loại nhạc cụ dân gian độc đáo của người Tày có âm thanh ngọt ngào, mượt mà và ấm áp. Tiếng đàn tính và hát then phản ánh tâm tư tình cảm của cả người chơi lẫn người nghe, có sức hấp dẫn kỳ diệu, tạo cảm giác bâng khuâng, lưu luyến. Hộp đàn làm bằng vỏ bầu, mặt đàn làm bằng gỗ vông, cán bằng gỗ cây khảo quang hay cây dâu tằm. Đàn tính là nhạc cụ mang “hồn cốt” dân tộc, cầu nối giữa con người với thế giới tâm linh… Đặc biệt, trong thời kỳ chống Pháp, hát Then là “vũ khí” tuyên truyền hiệu quả nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh của đồng bào các dân tộc trên khu vực biên giới phía Bắc.

Ngoài các hoạt động trình diễn nghi lễ Then và biểu diễn, giới thiệu di sản hát Then, đàn tính, còn có các hoạt động như: Trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm, triển lãm với chủ đề “Di sản văn hóa Then các dân tộc Tày, Nùng, Thái”; giới thiệu nghề dệt vải truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Giá trị của Then tạo thành sức hút

Không đơn thuần chỉ là vấn đề bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc trước tác động của toàn cầu hóa, mà còn có những vấn đề lớn hơn, sâu hơn: phát huy bản sắc dân tộc trong chính quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển và tự làm giàu có mình hơn, phong phú, hiện đại hơn trong quá trình chủ động giao tiếp và tiếp nhận, “cho và nhận” về mặt văn hóa.

Không nhận biết sâu và biện chứng quá trình trên sẽ dẫn tới một cách nhìn phiến diện, với khuynh hướng bảo thủ cho rằng, để đối phó với toàn cầu hóa, mỗi dân tộc trong khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, phải đóng cửa về văn hóa, giữ gìn, bảo vệ các bản sắc riêng của mình, không chấp nhận cả cho và nhận, vốn là một quy luật nội tại của sự tồn tại và phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc.

Nghi lễ Then còn thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tạo cơ hội giao lưu và hợp tác nhằm tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại, đồng thời phải bảo vệ, bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý, bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.

Ở đây, trong văn hóa dân tộc hát Then thể hiện phép biện chứng giữa sức mạnh nội sinh và năng lực tiếp nhận, đón nhận, hay nói cách khác, phụ thuộc vào chính bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc ta trong tiến trình hội nhập và giao lưu quốc tế. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác

Chính sự riêng biệt của Then là nguồn lực tạo ra sự phong phú và tính độc đáo của mỗi nền văn hóa. Nhận thức sâu sắc và vận dụng một cách chủ động tính quy luật đặc thù đó của hội nhập và giao lưu văn hóa, Để có thể tiếp thu những thành tựu, tinh hoa, các giá trị văn hóa của bên ngoài mà vẫn giữ được chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc, làm đậm đà hơn cốt cách, tâm hồn dân tộc trong quá trình, giao lưu, tiếp nhận, kinh nghiệm lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng, các yếu tố nội sinh về văn hóa của chúng ta phải giữ vai trò quyết định./.

Hồng Nhung

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang