Thế nào là dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật?

(DHVO).Dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật là những dụng cụ  có tác dụng hỗ trợ, bù đắp những khiếm khuyết cho người khuyết tật, những dụng cụ này không những giúp nâng cao, cải thiện các chức năng cơ thể bị khiếm khuyết, đồng thời giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, tự tin trong cuộc sống.

*Phân loại dụng cụ hỗ trợ

Dụng cụ hỗ trợ hiện được phân  thành 5 loại như sau:

– Dụng cụ hỗ trợ di chuyển: xe lăn, nạng, thanh song song tập đi….

– Dụng cụ chỉnh hình: nẹp chân, áo nẹp cột sống, giày chỉnh hình…

– Dụng cụ hỗ trợ sinh hoạt: bàn ăn tại giường, khung đũa ăn, tay lầm bằng gỗ, máy trợ thính…

– Dụng cụ thay thế:  dụng cụ thay thế cho 1 bộ phận cơ thể  bị mất đi, chủ yếu là chân giả, tay giả

– Dụng cụ phát triển chức năng: tạ, lò xo, bao cát….dùng để tập tăng cường sức khỏe

* Vai trò của dụng cụ hỗ trợ

Mỗi dụng cụ hỗ trợ  đều có những tác dụng riêng nhưng mục đích chủ yếu là thay thế một phần cơ thể hoặc hỗ trợ người khuyết tật phục hồi chức  năng. Không cần có những báo cáo kết quả nghiên cứu chúng ta cũng tự nhận thấy được tác dụng to lớn của các dụng cụ hỗ trợ khi mà người khuyết tật có thể đi lại dễ dàng hơn, có thể tự ăn uống,  trò chuyện với mọi người (đối với người bị khiếm thính), cân bằng cơ thể (đói với người bị mất đi một chân hoặc tay)..

Ngoài ra, những dụng cụ này còn có khả năng bù đắp một số tính năng còn thiếu và tránh những biến dạng trong tương lai như vẹo cột sống, gù hay chân khoèo…

Xe lăn là sản phẩm cực kỳ hữu ích, dành cho những người mất khả năng đi lại, có thể do bẩm sinh hoặc sau tai nạn. Giúp họ có thể đi lại đơn giản trong cuộc sống.

Chân tay giả chức năng cho cắt cụt ngang xương cánh tay, chân. Dùng nội lực cơ thể được thiết kế với bàn tay 5 ngón, hoặc bàn chân. Đối với những chân tay giả hiện đại, người khuyết tật có thể điều kiển nắm mở bàn tay thông qua hệ thống dây kéo cơ học qua vai. Việc lắp tay, chân giả ngoài vai trò hỗ trợ người khuyết tật đi lại, cầm nắm thức ăn mà còn làm giảm đi hiện tượng “đau chi ma” hay nói cách khác là nỗi đau khi bị mất đi một phần cơ thể như đau nhức, cảm giác như kiến bò hay chuột rút…

 

 

 

 

Thanh song song tập đi hỗ trợ những người không thể đi lại được nhưng chưa mất hoàn toàn khả năng đó. Đây là dụng cụ hỗ trợ được sử dụng phổ biển tại các trung tâm, bệnh viện hỗ trợ phục hồi chức năng. Hỗ trợ người bệnh có thể đi lại được và để đạt được điều đó thì nghị lực của người bệnh là không thể thiếu.

Hiện nay các dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật đã trở thành những phần vô cùng quan trọng trong đời sống của người khuyết tật. Ngoài việc hỗ trợ, những dụng cụ này còn giúp người khuyết tật tiếp cận với nhiều hoạt động khác nhau trong xã hội

Công Năng

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang