Thầy giáo xe lăn – hát livestream bán hàng dành tiền ủng hộ miền Trung

(ĐHVO) Trò chuyện với anh Ngọc Lâm trong một buổi chiều đầu đông, giọng nói ấm áp từ anh khiến tôi không khỏi xúc động về con người khác hẳn cái vẻ mảnh mai, bé nhỏ bề ngoài ấy. Bằng những nét duyên của mình anh chia sẻ câu chuyện cuộc đời cho tôi một cách rất cởi mở và vui. Nghị lực sống phi thường và quyết tâm sống cuộc đời “tàn mà không phế” của anh là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

Chắc hẳn chúng ta cũng chẳng còn xa lạ với người đàn ông khuyết tật đặc biệt này nữa. Anh Nguyễn Ngọc Lâm 35 tuổi,quê gốc ở huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa, hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Anh bị tai nạn năm 2014 và bị liệt tứ chi, chân tay co quắp, không thể tự sinh hoạt được bình thường. Từ đó trở đi cuộc sống của anh ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng cũng nhờ có ý chí, quyết tâm vươn lên chính mình mà ông Trời thương anh, năm 2018 anh Lâm có một đám cưới đầy viên mãn và hạnh phúc với chị Nguyễn Thị Minh Thơ (quê Bến Tre). Đây có lẽ là bước ngoặt cuộc đời lớn nhất của anh kể từ khi bị tai nạn, cuộc sống của anh đã bước sang một trang mới. Có thêm vợ bên cạnh gánh nặng trên vai anh Lâm đã được san sẻ đi nhiều, những nỗi lo toan, nhọc nhằn trước đây nay có thêm người đồng hành để cùng vượt qua.

Xúc động chàng trai đi xe lăn đầy nghị lực 'cưa' đổ nàng Thơ - ảnh 3

Thấu hiểu và biết đến hoàn cảnh của anh, nhiều bạn bè và người thân xung quanh cũng đã giúp đỡ để anh có thêm công việc nuôi sống được bản thân và gia đình. Thế rồi anh Lâm trở thành thầy giáo, sau bao khao khát với ước mơ còn dang dở với cánh cổng nghề sư phạm. Được biết anh hiện đang làm thầy giáo dạy tin học tại trường tiểu học “Làng may mắn”, chi phí giảng dạy gần như miễn phí chỉ có một khoản phụ cấp để hỗ trợ anh sinh hoạt trang trải hàng ngày.

Thầy giáo trường làng mới đây làm dậy sóng cộng đồng mạng vì tấm lòng nhân ái, yêu thương đồng bào bao la của mình. Không những vậy, gần đây đồng bào ta đang sục sôi hướng về miền nước lũ thì anh cũng không chịu đứng nhìn. Anh tranh thủ vài ngày lại livestream hát bán hàng nhằm mục đích chính là khoản thu nhập từ việc này sẽ gây quỹ từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung. Các mặt hàng vợ chồng anh Lâm bán như: nhân sâm canada, yến sào Khánh Hòa, hạt điều, mic thu âm, một số mặt hàng tiêu dùng Mỹ,…

Thu nhập chẳng bán được là mấy nhưng anh Lâm tâm sự với tôi rằng anh thấy vui bởi vì việc nhỏ mà mình đang làm cũng là góp phần hướng về quê hương. Sinh ra và lớn lên trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, khúc khủy hơn ai hết anh hiểu cuộc sống cơ cực và lam lũ như thế nào của bà con miền Trung. Quanh năm kiếm ăn đã vất vả nay lại bão chồng bão triền miên, ai mà chịu nổi! Thương lắm khúc ruột miền Trung quê mình….

Mặc dù tấm lòng của anh Lâm cao cả và đáng quý là thế, nhưng sức khỏe của anh thì không cho phép điều đó. Di chứng tai nạn khiến cho việc hát để bán hàng gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế cứ mỗi lần livestream anh đều phải dùng mic thu âm hỗ trợ để có thể phát ra âm thanh được vang hơn và rõ hơn. Cứ mỗi buổi ngồi thu xong là sau đó cổ họng anh lại bị cứng đờ ra, có khi không nói được, bụng thì như bị chướng hơi do phải dùng nhiều lực từ thân dồn lên cổ họng để hát. Vậy mà anh vẫn cố gắng từng chút một, hy vọng một phần nào đấy giúp đỡ được người khác trong khi chính mình còn đang phải vật lộn với bệnh tật hết sức khổ sở.

Cả buổi tâm sự với tôi không những anh Lâm không hề có chút mảy may sự buồn bã trên nét mặt mà trái lại, anh còn hết sức hồ hởi, hòa đồng. Anh quan niệm “lá rách ít đùm lá rách nhiều” anh hy vọng từ việc làm của anh sẽ được nhiều người biết đến để kêu gọi thêm được nhiều mạnh thường quân giúp đỡ bà con miền Trung.

Xúc động chàng trai đi xe lăn đầy nghị lực 'cưa' đổ nàng Thơ - ảnh 6

Kết thúc buổi trao đổi, tôi có hỏi anh Lâm: “Anh có điều gì muốn nhắn nhủ đến cộng đồng người khuyết tật cùng hoàn cảnh giống mình hay không?”

Là một người khuyết tật đã từng bị tai nạn rất nặng gần như “thập tử nhất sinh” anh chưa bao giờ nghĩ hôm nay có thể ngồi đây hát được để bán hàng, lấy được vợ và kiếm được ra tiền bằng chừng ấy thời gian đã qua.” Anh hy vọng đến những người khuyết tật: “cho dù các bạn có số phận kém may mắn vì phải sống với một cơ thể khiếm khuyết, không được bình thường nhưng hãy luôn nhìn về tương lai và lạc quan hướng về phía trước, cố gắng để có cuộc sống tốt đẹp hơn“.

Hơn nữa anh còn gửi lời nhắn đến những gia đình không may có con bị khuyết tật rằng: “mọi người hãy cho con cái của mình một cơ hội, cho các con có môi trường để được thay đổi, thể hiện bản thân vươn lên trong cuộc sống. Muốn làm được điều đó phải dựa vào chính sự thay đổi từ trong tư tưởng của cha mẹ các con.” Anh Lâm tâm sự.

Chia tay cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa với anh Lâm tôi chúc anh sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Hy vọng rằng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ anh hơn để cuộc sống của anh vơi đi khó khăn. Cũng mong là những món quà từ phần tiền quyên góp nho nhỏ của anh Lâm sẽ đến được tay bà con miền Trung để họ vượt qua cơn bão lũ tàn khốc này.

– Mi Lô-

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang