Thấy được các em hòa nhập với cộng đồng là niềm hạnh phúc của tôi

(ĐHVO). Cô giáo Hoàng Thị Bích Hằng (Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên), 15 năm miệt mài với việc dạy học cho trẻ em khuyết tật.

Ân cần, tỉ mỉ với trẻ khuyết tật

Ai cũng có mơ ước, khát khao được sống một cuộc sống bình thường, nhưng đối với các em ở đây, từ khi chào đời đã khác biệt với những đứa trẻ bình thường, các em phải chấp nhận số phận để vươn lên và cần những sự yêu thương, che chở, chắp cánh ước mơ cho các em.

Cô Bích Hằng có gương mặt hiền hậu, cử chỉ cô dịu dàng, giọng nói cô trầm ấm, cô kể truyện “Chiếc ô của thỏ trắng” cho các em nghe, vừa kể cô vừa dùng hành động để diễn tả, học sinh thấy vậy vui vẻ mà bắt chước theo cô, cô là giáo viên chủ nhiệm lớp can thiệp sớm 1. Lớp học của cô có 11 em, có em bị mắc bệnh Down, chậm phát triển trí tuệ, có em thì bị tự kỷ có em bị câm điếc. Trong mỗi giờ sinh hoạt của lớp, các em thường rụt rè tham gia, các em còn gặp khó khăn trong ngôn ngữ nên khi cô gọi lên đọc, nhào nặn mãi mới ra được vài từ…


Khi lên lớp mà không ai nghe, hẳn sẽ là sự cáu giận, nhưng cô Bích Hằng vẫn nhẹ nhàng, hướng dẫn các em cách cư xử, cách đánh vần, mỗi em cô lại dạy một kiểu. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một khó khăn nhỏ trong nghề, ngoài việc dạy các em, giáo viên dạy trẻ khuyết tật còn phải dạy kỹ năng sống cho các em. Cô Bích Hằng kể: “Các em ở trong lớp độ tuổi còn rất nhỏ, những kỹ năng về vệ sinh hay ăn uống thì các em chưa biết gì, hành vi của các em cũng gặp nhiều vấn đề. Những trẻ bị tự kỷ khi không thỏa mãn được cảm xúc của mình thì thường bộc lộ ra hành vi như là cắn bạn hay cắn cô hoặc thậm chí cả dùng vũ lực.”

Cô Bích Hằng ở bên các em cả ngày, cô làm nhiệm vụ quản sinh, chăm lo từng bữa cơm, từng giấc ngủ cho các em. Có em khi mới đến trung tâm lầm lì, nhút nhát, cô phải động viên dỗ dành các em.

“Mỗi bạn thường thể hiện một tính cách khác nhau, nên việc tìm hiểu được từng bạn là điều rất khó khăn. Trong lớp có nhiều trường hợp bố mẹ li dị nhau, không quan tâm đến con cái, không chấp nhận con mình bị như vậy, chính điều đó đã làm các em thiếu đi tình yêu thương của gia đình mình, dẫn đến trường hợp của các em, và điều đó làm cho công việc dạy dỗ các em gặp nhiều trở ngại…” – Cô Bích Hằng chia sẻ.

Tình yêu vô bờ bến

Để những giờ học trở nên vui vẻ, cô luôn có phương pháp riêng biệt, phù hợp với từng học sinh khuyết tật. Cô như một người mẹ, ân cần chỉ bảo, hướng dẫn cho các em vì đối với trẻ khuyết tật, không phải dạy vài buổi là hiểu mà là cả quá trình dạy dỗ các em, thay đổi được hành vi của mình.

Kể về động lực giúp cô vượt qua khó khăn của nghề, cô Bích Hằng tâm sự: “Bằng tình thương, mến trẻ, thấy được sự tiến triển của các em làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc, xúc động khi các em làm được những điều tưởng chừng là đơn giản, đó là động lực giúp tôi tiếp tục với nghề này.”


Cô Bích Hằng dìu dắt những bước đi cho học sinh bị chậm phát triển trí tuệ

Ở trung tâm, các cô giáo phải thay phiên nhau, hỗ trợ học sinh từ việc vệ sinh, ăn uống, học tập… Với trẻ khuyết tật, việc đau ốm, nghịch ngợm, chán nản, không nghe lời thầy cô diễn ra hàng ngày làm các cô gặp nhiều vất vả. Nếu không có sự kiên trì và tâm huyết với nghề thì khó ai có thể theo đuổi được 15 năm trong nghề như cô Bích Hằng.

Ngoài việc dạy chung cho các em trên lớp, cô còn làm công việc can thiệp riêng cho từng em, mong muốn giúp cho các em nhanh chóng hòa nhập với mọi người. Có khi dạy các em tô màu, cách gọi tên con vật, có khi lại dạy các em hát… Bên cạnh đó, cô Bích Hằng  còn thường xuyên tư vấn với gia đình các em về cách thức dạy phù hợp, giúp các em tiến bộ hơn.

Phùng Nam

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang