Thắt chặt tình hữu nghị, tôn vinh nét đẹp văn hoá tới bạn bè quốc tế tại ‘Lễ hội TP.HCM phát triển và hội nhập 2019’

(ĐHVO) Tối ngày 29/11/2019, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM, UBND TP.HCM đã tổ chức khai mạc Lễ hội Thành phố Hồ Chí Minh – Phát triển và Hội nhập năm 2019. Tham dự lễ khai mạc cóông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện Tổng lãnh sự quán, cơ quan ngoại giao các nước tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng đông đảo đại diện các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế và cộng đồng người nước ngoài đang học tập, làm việc, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội lần này diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 29/11 đến 1/12).


Các đại biểu cắt băng khai mạc lễ hội

Tại lễ hội, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM cho biết, từ năm 2013, “Lễ hội TP.HCM phát triển và hội nhập” đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu và rất được mong chờ vào dịp cuối năm. Sự kiện là nhịp cầu văn hóa hữu nghị, đưa người dân và bạn bè quốc tế sinh sống, làm việc tại TP.HCM xích lại gần nhau hơn. Cùng với đó, cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh là một phần của Thành phố Hồ Chí Minh. Sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng người nước ngoài tại Thành phố giúp Thành phố Hồ Chí Minh năng động và giàu sức sống hơn. Đó cũng là đòn bẩy kinh tế, văn hóa quan trọng của Thành phố trong công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế..

Lễ hội năm nay, có nhiều chương trình đa dạng, được tổ chức công phu như triển lãm các gian hàng văn hóa các nước; triển lãm hoạt động đối ngoại của TP.HCM trong thời kỳ phát triển và hội nhập; triển lãm các hoạt động về môi trường; giao lưu, biểu diễn nghệ thuật; giới thiệu sách; đồ lưu niệm…Đồng thời, tại lễ hội còn có các chương trình văn hóa nghệ thuật, múa rối nước, diễn xiếc, ảo thuật, hòa tấu guitar, violin, trống, biểu diễn Vovinam, võ cổ truyền. Khách tham dự Lễ hội cũng sẽ có cơ hội thưởng thức văn hóa ẩm thực đa dạng của những vùng miền các dân tộc Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Hanip Salim, đại diện đoàn lãnh sự tại TP.HCM, Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM cho rằng, lễ hội không chỉ là một cơ hội tuyệt vời để giao lưu, học hỏi văn hóa mà còn là bước đệm để mỗi người tôn trọng lẫn nhau. Điều này, hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân TP những trải nghiệm chân thực và thú vị về văn hóa các nước trên thế giới.

Các gian hàng trưng bày tại lễ hội

Dịp này, TP.HCM còn giới thiệu đến khách tham quan những điểm nhấn văn hóa, nghệ thuật, du lịch và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của thành phố. Trong đó, các nghệ nhân của Thành phố sẽ tham gia thể hiện quy trình sản xuất tại chỗ các sản phẩm đặc sắc như tranh thêu, các mặt hàng từ gỗ, mây tre lá, tranh cát, tranh gạo, sơn mài, đồ gốm…

Minh Sơn – Ngọc Danh – Mỹ Huyền

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang