Thành Nam trong tôi!

(DHVO). Tự hào là quê hương của 1 trong 10 vị Tướng tài trên thế giới, anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn – người tiêu biểu cho ngọt cờ quyết thắng, ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Thành Nam cổ kính với các phố phường như: Hàng Đồng, Hàng Tiện…mang đặc trưng của những khu phố thương mại ngày xưa.

Nằm ở phía đông nam vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, trải qua hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nam Định là nơi bảo tồn và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong đó có các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng nghề, di tích lịch sử văn hóa. Ngay từ rất sớm vào năm 1921, Nam Định đã là một trong ba thành phố lớn cùng với Hà Nội, Huế được coi là cái nôi của văn hóa của Việt Nam, có Văn Miếu như Hà Nội tổ chức các khóa thi Hương thị Hội hàng năm. Với 40 tuyến phố, hệ thống giao thông liên thông nhà ga, cầu cảng hiện đại, Nam Định ngày nay có những bước chuyển mình rõ nét là biểu tượng tiêu biểu trong những thời kỳ đổi mới của đất nước.

Để ghi nhớ công ơn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thành phố Nam Định đã tạc tượng ngài đặt ở một vị trí linh thiêng đắc địa. Tại quảng trường trước nhà văn hóa 3 – 2, khuôn viên hồ Vị Xuyên đã đặt bức tượng đồng Hưng Đạo Vương được xây dựng, hoàn thành (1997 – 2000), với trọng lượng khoảng 21.6 tấn, có chiều cao 10.22m, đặt trên bệ cao 6,m.

Tượng đài Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn

Cùng với Chợ Đồng Xuân – Hà Nội, Chợ Sắt – Hải Phòng, Chợ Rồng được xây dựng từ năm 1922, do kỹ sư người Pháp – người đã thiết kế tháp Eiffel và cầu Long Biên – thiết kế xây dựng. Năm 1991, chợ Rồng bị cháy hư hỏng nặng. Do đó, chợ đã được được thiết kế xây dựng lại như ngày nay. Bên cạnh chợ Rồng, chợ Mỹ Tho một trong những trung tâm giao thương về các mặt hàng thực phẩm lớn của người dân Thành Nam và các tỉnh từ xưa đến nay. “Sỹ, Nông, Công, Thương” luôn là một nét văn hóa đặc trưng trong phát triển giao thương kinh tế vùng.

Chợ Rồng Nam Định

Về giao thông, không thể không nhắc tới ga Nam Định. Nằm trên tuyến đường sắt Bắc, Nam, Ga Nam Định cách Ga Hà Nội hơn 87km, cùng với bến đò Quan, đây là một trong hai nút giao thông quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, là cầu nối của miền Bắc chi viện cho các tỉnh thành phía Nam của tổ quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ga Nam Định – một trong những cầu nối quan trọng của đất nước thời kỳ kháng chiến

Một trong những nét đẹp đặc trưng của Nam Định có lẽ là nhà thờ. Được xây dựng từ năm 1895, nhà thờ lớn Nam Định mang đậm dấu ấn của kiến trúc Pháp, tọa lạc trên bến đò Quan xưa, nằm trên trục đường Trần Hưng Đạo trong Trung tâm thành phố Nam Đinh. Tượng đài đức mẹ Maira bằng kim loại trước sân hành lễ và đường kiệu từ lâu đã được coi là trung tâm của Đạo Thiên Chúa tại TP Nam Định.

Nhà thờ lớn Nam Định

Một dấu ấn đáng lưu ý nữa đó là cột cờ Nam Định. Nằm trên đường Tô Hiệu – phường Ngô Quyền, cột cờ được xây dựng từ thế kỷ thứ XIX, với chiều cao 23.83m là biểu tượng của chủ quyền độc lập của Quốc gia, nơi lưu giữ những mốc son lịch sử hào hùng niềm tự hào của quân và dân Nam Định.

Cột cờ Nam Định

Trần Hồng

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang