Thanh Hóa : Thôn, bản miền núi gặp khó khi không có điện lưới quốc gia

Hiện ở những thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) đang có khoảng 1.300 hộ dân sống tại 8 bản và 12 cụm dân cư vẫn chưa có điện lưới quốc gia để thắp sáng và phục vụ cuộc sống hàng ngày. Hiện cuộc sống của các hộ dân nơi đây đang rất khó khăn, không có điện, họ phải đốt củi, đóm, một số hộ có điều kiện đã tự chế máy phát điện hoặc thắp tạm bóng đèn pin lấy chút ánh sáng để xua đi bóng tối giữa núi rừng.

kho-khăn-khi-khong-co-dien

Bản Cốc 3, xã Nam Tiến, còn 28 hộ dân với 139 nhân khẩu chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Chúng tôi đã có dịp về đến bản Cốc 3, xã Nam Tiến, đây là một trong những thôn, bản đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Quan Hóa, tuy đã là thế kỷ 21 thế nhưng vẫn còn 28 hộ dân/139 nhân khẩu chưa có điện lưới quốc gia. Hiện cuộc sống của các hộ dân nơi đây đang gặp rất khó khăn, nghề nghiệp chính của các hộ chủ yếu đây là trồng rừng, làm ruộng và trồng rau, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 4-5 triệu/người/năm.

Không có điện lưới quốc gia nên nhiều hộ dân đã phải dùng củi hoặc đèn pin thắp sáng vào ban đêm, một số hộ sống gần suối và có điều kiện thì tự chế máy phát điện để sử dụng.

Chị Vi Thị Vui, trú tại bản Cốc 3, xã Nam Tiến cho hay, gia đình chị làm nghề sản xuất nông nghiệp, nên phần lớn ban ngày, chị hay đi rừng và trồng rau; không có điện, chị phải nấu cơm, nấu canh bằng củi và bằng đóm. Nhiều lúc biết bếp lửa để trong nhà sàn cũng rất nguy hiểm nhưng không thể để ra ngoài vì ban đêm còn phải đốt lửa thắp sáng.

Hiện gia đình chị cũng không có đèn dầu, máy phát điện tự chế, thu nhập bình quân của chị chỉ đạt 4 triệu/năm nên cuộc sống đang còn rất khó khăn.

kho-khăn-khi-khong-co-dien

Không có điện lưới quốc gia nên chị Vi Thị Vui, bản Cốc 3, xã Nam Tiến phải nấu cơm và thắp sáng bằng bếp củi. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Anh Hà Văn Oản, trú tại bản Cốc 3, xã Nam Tiến cho biết, bản Cốc 3 được thành lập từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có điện lưới quốc gia, hàng ngày anh phải làm hết mọi việc sinh hoạt khi trời đang còn sáng. Tuy không có điện lưới quốc gia, nhưng anh vẫn còn máy mắn hơn các hộ dân khác khi anh đã có bóng đèn pin thắp sáng vào ban đêm. Hiện thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của anh chỉ đạt 5 triệu/năm, cuộc sống đang hết sức khó khăn, mong muốn lớn nhất của anh là nhà nước sớm kéo điện về thôn để nhân dân bớt khó khăn.

Theo ông Hà Văn Đượng, Chủ tịch UBND xã Nam Tiến cho biết, toàn xã có 142 hộ nghèo, hộ cận nghèo là 252 hộ; trong đó, có khoảng 65 hộ dân/331 nhân khẩu thuộc bản Cốc 3 và bản Cụm chưa được sự dụng điện lưới quốc gia. Đối với bản Cốc 3 hầu hết toàn người dân tộc thiểu số như Thái, Mường sinh sống, các hộ dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống rất khó khăn. Do không có điện nên các hộ dân này đang sử dụng máy phát điện tự chế để dùng tạm, một số hộ dân sống xa dòng suối hoặc không có điều kiện làm máy phát điện phải sử dụng củi đốt lấy ánh sáng sử dụng vào ban đêm.

Thời gian tới, xã sẽ kiến nghị các cấp trên, trước tiên, sẽ kiến nghị làm đường giao thông vào 2 bản trên, sau đó sẽ kéo điện lưới quốc gia để người dân sinh hoạt thuận lợi, ổn định đời sống.

Ông  Hoàng Hồng Hải, Giám đốc Điện lực huyện Quan Hóa cho biết, những vùng chưa có điện lưới quốc gia chủ yếu là nơi đặc biệt khó khăn có địa hình rộng lớn, đèo cao, vực sâu chia cắt, hạ tầng giao thông hạn chế, những vùng này có nhiều thôn bản nằm xa trung tâm, biệt lập trong rừng, khu vực dân cư sinh sống không tập chung. Bên cạnh đó, hầu hết các thôn, bản này thuộc vùng khó khăn nên nên rất cần các cấp có thẩm quyền quan tâm hỗ trợ, không chỉ điện lưới mà còn về giao thông…

kho-khăn-khi-khong-co-dien

Do không có điện lưới quốc gia, anh Hà Văn Oản, bản Cốc 3, xã Nam Tiến phải làm hết mọi việc khi trời đang còn sáng. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Theo báo cáo của UBND huyện Quan Hóa, trên địa bàn huyện vẫn đang còn khoảng 1.300 hộ dân sống tại 8 bản thuộc các xã Thành Sơn, Trung Sơn, Trung Thành, Hiền Trung, Nam Tiến, Nam Động và 12 cụm dân cư thuộc 8 xã chưa có điện lưới quốc gia. Hiện cuộc sống của người dân tại các bản và cụm dân cư chưa có điện lưới đang rất khó khăn.

Bà Hà Thị Doanh, Trưởng phòng Kinh tế  Hạ tầng huyện Quan Hóa cho biết, trên địa bàn đang còn nhiều hộ dân chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, tại các bản chưa có điện lưới quốc gia, một số người dân sống ngay cạnh dưới đã tự chế và dùng tạm máy phát điện bằng sức nước. Hiện huyện đã được UBND tỉnh Thanh Hóa  cho chủ trương đầu tư xây dựng các công trình kéo điện lưới quốc gia về bản Bâu và bản Nót, xã Nam Động để kéo điện cho người dân.

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục kiến nghị các cấp trên sớm có nguồn vốn đầu tư, xây mới các công trình điện tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia. Qua đó, giúp cho người dân có điện sử dụng, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn.

Theo Nguyễn Nam/dantocmiennui.vn

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang