Thanh Hóa: Một gia đình đặc biệt khó khăn rất cần được giúp đỡ

(ĐHVO). Ông bà năm nay đều đã bước sang cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng thay vì  được nghỉ ngơi, vui hưởng tuổi già bên con cháu thì nay ông bà vẫn tất tả mưu sinh, chạy ăn từng bữa. Khoản tiền trợ cấp xã hội mà ông đang được nhà nước trợ cấp do bị mù cả hai mắt từ nhiều năm trước đây đã trở thành nguồn kinh tế duy trì cuộc sống, phần thì nuôi anh con trai đầu bệnh thần kinh, phần lo cho chính bản thân mình.

Nói về gia cảnh hiện tại của hai vợ chồng ông Gan bà Nghĩa (thôn Nê Cắm, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) thì ai ai cũng biết. Căn nhà nhỏ nơi cuối bản hiện là nơi tá túc của bốn nhân khẩu gồm hai ông bà và hai người con. Gọi là nhà nhưng thực tế đây chỉ là căn phòng tạm bợ được xây cất từ các nhà hảo tâm để ông bà có nơi sinh hoạt và trú ngụ. Đồ đạc trong gia đình ông bà hầu như không có vật dụng gì giá trị, vài bao tải đựng quần áo cũ nát đã nhàu vứt lộn xộn khắp nơi trong nhà, nơi ông bà nghỉ lưng là một chiếc giường được làm bằng những thanh luồng sơ sài, cũ nát. Vài ba chiếc nồi  nằm lăn lóc mỗi nơi một chiếc méo mó và cũ nát bên bếp lạnh ngắt… Tất cả toát lên khắc khổ, nghèo khó của một gia đình đáng thương.


Ông Gan bà Nghĩa bên căn nhà và chiếc giường ngủ của gia đình

Sáng sớm, khi mà sương còn chưa tan, cái giá lạnh của núi rừng còn se sắt, con ruộng nhỏ nơi bìa rừng đã có sự xuất hiện của bà từ lâu, bà đến để chăm sóc mảnh ruộng nhỏ, nơi mang đến cho gia đình niềm hy vọng có hạt lúa để các thành viên trong nhà không đứt bữa. Sức khỏe yếu, lại tuổi cao nhưng không làm thì cũng không có ai thay thế công việc ấy cho bà. Cách đó không xa, ông Gan, người mà từ nhiều năm nay đã không còn nhìn thấy ánh sáng cũng đang dò dẫm trên những chân ruộng nhấp nhô, cao thấp, đôi tay già nua vì tuổi tác, bênh tật ấy run rẩy, vơ từng nắm cỏ cho hai con trâu- tài sản lớn nhất của gia đình ông bà sau nhiều năm vay vốn của ngân hàng. Dân làng ai cũng thương, nhưng cuộc sống nơi đây còn nhiều vất vả thành ra thứ mà họ sẵn có cũng chỉ là lời lẽ động viên tinh thần cho ông bà, hay cùng nhau cày giúp mảnh ruộng, cấy lúa mà thôi.

Cũng như bao gia đình trong bản, ông bà cũng hạ sinh được bảy người con, nhưng ba trong số ấy hiện vẫn sống cùng và cần được chăm sóc từ ông bà. Bởi anh con trai cả Phạm Văn Biển bị bệnh thần kinh nên cũng không nghề nghiệp và gia đình. Cô con gái Phạm Thị Xuân thì sau khi hôn nhân đứt gãy cũng về sống cùng cha mẹ với gánh nặng nuôi thêm người con đẻ cũng bị bệnh tâm thần. Những người con còn lại đều tha phương cầu thực khắp nơi, kinh tế khó khăn nên cũng không giúp gì được cho cha mẹ.


Chị Xuân đang chăm sóc cho anh con trai bị tâm thần

Nói với chúng tôi ngay bên chân thửa ruộng đang làm, vừa làm bà Nghĩa vừa tâm sự: Nhìn gia cảnh nhà ông bà, không nói thì các cháu đều hiểu rồi đó, anh con trai cả thì bênh tật, không thể làm được gì ngoai việc ăn và… phá . Đứa cháu ngoại đang tuổi thanh niên đẹp nhất của đời người thì cũng mắc bệnh tâm thần nhiều năm. Con tuy đông nhưng đứa nào cũng nghèo túng, chạy ăn từng bữa thì lấy đâu mà lo cho cha mẹ… Mong ước lớn nhất của ông bà  bây giờ là có sức khỏe, để chăm sóc cho các con, cháu, mong chúng nó (ý nói anh con đầu và đứa cháu ngoại-PV) đừng có quậy phá, đập bể đồ đạc hay đánh đập người thân là may mắn rồi. Ăn uống thì ngoài số tiền trợ cấp nhà nước của ông thì có gì ăn đó, rau cháo qua ngày, không đứt bữa đã là hạnh phúc của ông bà rồi.


Anh Biển người con trai cả của ông bà cũng mắc bệnh tâm thần

Anh Phạm Tiến Dũng ( bản Nê Cắm, xã Đồng Lương, huyện lang Chánh, Thanh Hóa) cho biết “Thương cảm cho hoàn cảnh ông bà, chính quyền địa phương, bà con trong cộng đồng đã chung tay hỗ trợ gia đình ông bà trong cơn khốn khó, tuy nhiên để gia đình ông bà vượt qua khó khăn, chăm sóc con, cháu bệnh tật thì rất cần sự chung tay của cộng đồng, của những tấm lòng thiện nguyện, của các mạnh thường quân…”

Tuổi già cũng như ngọn đèn trước gió thôi, chẳng biết khi nào… Nói đến đây, từ trên đôi mắt bà Nghĩa lại ầng ậng những giọt nước mắt tủi buồn cho số phận, dường như bà đang khóc cho cuộc đời ông bà sao tạo hóa lại trớ trêu, bất công với gia đình bà như vậy, các con, cháu của ông bà sẽ ra sao trong những ngày phía trước…

Với hoàn cảnh của Ông Gan bà Nghĩa hiện nay cần lắm những tấm lòng sẻ chia như  lời bài hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng!”. Chúng tôi rất mong kêu gọi được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các nghành trên mọi miền tổ quốc lan tỏa trái tim yêu thương, sẻ chia với hoàn cảnh của gia đình ông bà, để ông bà dần ổn định đời sống, chăm sóc các con.

Hà Đan

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang