Tháng Bảy “Niềm vui và hy vọng”

(ĐHVO). Không phải chiến trận mới có những mất mát đau thương, mà ngay cả thời bình lặng im tiếng súng, máu vẫn chảy… Câu chuyện Thanh Hoá là hậu phương lớn huy động vận chuyển 70% nhu cầu vật chất thiết yếu cho các chiến dịch lớn như cuốn phim quay ngược, hiện về trong màu xanh của ngọn cây, dòng suối mát lành, trong hơi gió Lào thông thốc rát bỏng… Để hôm nay, mọi người vẫn nhớ mãi “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”

Hành trình tri ân

Hành trình tri ân

Về với huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá sẽ thấy những bản làng yên bình nhưng ẩn sau ấy, có rất nhiều người mẹ, người con, người khuyết tật bị ảnh hưởng sức khoẻ do chiến tranh vẫn đau đáu muốn một lần đi ra khỏi luỹ tre làng. Chiến tranh qua đi, như một cơn lũ quét để lại mọi thứ xơ xác hoang tàn. Thẫn thờ những ánh mắt, những đôi chân dọc bờ sông, con suối, soi từng gốc cây, lục lọi từng hốc đá… khản giọng trong tâm thức tìm gọi người thân lẫn cố gắng bươn chải mưu sinh cuộc sống cho hiện tại.

Hành trình Tri ân là chuỗi hoạt động thường niên của Phòng khám, chữa bệnh Hội chữ thập đỏ Đông Anh, chứa đựng tình cảm, sự tri ân sâu sắc của người con thời bình may mắn đối với tất cả mảnh đời yếu thế. Quan trọng hơn là mong muốn làm một chỗ dựa niềm tin cho tất cả những ai còn khó khăn trong xã hội.

Nhân dịp 27/7 lại về, cảm thấu và khắc ghi trước những gì mà nhân dân Thanh Hoá hy sinh cho đất nước, Hành trình Tri ân đã chọn đến với Hà Trung – một vùng đất giàu truyền thống cách mạng nhưng vẫn còn rất nhiều khó khan,thiếu thốn. Hành trình Tri ân phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hoá và UBND huyện Hà Trung, tặng 100 chiếc xe đạp cho 100 học sinh nghèo học giỏi; khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, tặng quà cho 700 người thuộc diện chính sách, người có công, người nghèo, người bị ảnh hưởng sức khoẻ do chiến tranh, người khuyết tật và trẻ mồ côi như mọi điều tốt đẹp với những người như đúng tên gọi của chương trình.

Vinh dự và càng ý nghĩa hơn, chương trình được chào đón các đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng các vị lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hoá về tham dự.

Tháng Bảy, trời Thanh Hoá nắng như dội lửa, từ 6h30 sáng hàng trăm người dân cũng như các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, đoàn viên thanh niên của xã Hà Lai đã có mặt tại Trường Tiểu học Hà Lai, Hà Trung, Thanh Hóa để thực hiện Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí, bao gồm: Khám tổng quát, đo huyết áp, nội soi ổ bụng, đo huyết áp, ….và phát xe đạp cho trẻ em nghèo học giỏi trong không khí “cho đi là còn mãi”.

Tất cả những nhiệt huyết, tình yêu thương được các “chiến sĩ” gửi gắm, xây đắp từ cái nắm tay, cái ôm siết chặt cho đến khâu chuẩn bị chương trình, nhân sự khám chữa bệnh… Sẽ mất không biết bao nhiêu trang giấy để có thể kể hết ngọn ngành chừng ấy câu chuyện đã khắc vào trong tâm trí của những người thực hiện chương trình và bà con Hà Trung.

Phát biểu khai mạc tại buổi lễ ông Nguyễn Thường Thanh, UVBCHTƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản lý Phòng khám, chữa bệnh Hội chữ thập đỏ Đông Anh chia sẻ: “Khắc sâu trong tim những hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha ông đi trước đã không tiếc xương máu vì nền độc lập dân tộc. Nhân dịp này, Phòng khám chữa bệnh hội chữ thập đỏ Đông Anh cùng các nhà tài trợ mong muốn góp phần tạo nên ngọn lửa thắp sáng thêm truyền thống ấy, khơi dậy trong lòng mỗi người tính nhân văn, đem lại niềm vui và xoá bỏ những mặc cảm, tạo động lực vươn lên cho những người kém may mắn trong cuộc sống”.

Mở ra con đường hy vọng

Thanh Hóa là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, cách mạng hào hùng. Trong suốt quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, kinh tế, quân sự. Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Thanh Hóa đều có những đóng góp rất lớn cho dân tộc và vinh dự được 4 lần đón Bác về thăm.

Trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, được sự quan tâm Trung ương cùng sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực của cả tỉnh, Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng mà tỉnh chưa bao giờ có được. Tuy vậy, là một xã thuần nông, xuất phát điểm thấp, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, nguồn thu ngân sách hàng năm thấp và còn rất nhiều người thuộc diện chính sách, người có công, người nghèo, người bị ảnh hưởng sức khoẻ do chiến tranh, người khuyết tật và trẻ mồ côi.

Một khúc ruột đau, cả nước quặn lòng! Không ai bị bỏ lại phía sau! Sự chung tay của cộng đồng trợ giúp những mảnh đời kém may mắn lúc này là vô cùng cần thiết để người dân thấy, trong hoạn nạn, mình không đơn độc, thêm vững đôi chân, gạt bùn đất, đứng lên dựng lại cuộc sống. Thế nhưng về lâu dài, điều cần hơn cả là một chính sách căn cơ để người dân sống an toàn, ấm no trên những vùng đất ấy. Bình tâm nhìn lại, đúng là người dân cần đến những chiếc phao để được đảm bảo cuộc sống, nhưng họ cũng cần hơn những “chiếc phao niềm tin” để những con suối hàng ngày quanh bản làng luôn chảy êm ả, róc rách, thơ mộng. Bởi cũng không tổ chức từ thiện nào có thể lo cho dân hết đói nếu như những chính sách phát triển bỏ qua những điều kiện an sinh dành cho họ.

Trước những nỗi niềm và băn khoăn của chúng tôi, cũng như bà con nhân dân Hà Trung nói riêng, Thanh Hoá nói chung. Bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã chia sẻ, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá, chính thức thông qua Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Truyền thống tương thân tương ái sẽ được tiếp nối ngày một vững chắc, tinh thần nhân đạo ngày càng lan toả trên cộng đồng. Trong quá trình phát triển, tất cả người dân đều đi trên con đường đó và không ai bị bỏ lại phía sau. Đó là sức mạnh để Thanh Hoá bước tới mục tiêu 2025 – 2030 và trạm dừng 2045. Thanh Hoá sẽ trở thành một tỉnh kiểu mẫu cho cả nước giàu đẹp – văn minh – hiện đại.

Châu Phong – Hoà Xuân


Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang