Thầm lặng cống hiến

(ĐHVO). Nâng niu tấm Bằng khen của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trên tay, chị Nguyễn Thúy Hường, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên xúc động nói: phần thưởng cao quý này không chỉ là sự cố gắng của bản thân tôi mà có sự đóng góp, công lao của cả tập thể cán bộ, nhân viên (CBNV) Trung tâm những năm qua. Tôi đã được anh chị em suy tôn, cấp trên ghi nhận và vinh dự được có mặt tại Lễ tuyên dương đặc biệt của Quốc gia “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng”.

Chị Nguyễn Thúy Hường cùng các cháu ở Trung tâm vui tết Trung thu năm 2020

Tôi vô tình gặp chị ngay sau khi chị trở về từ Lễ tuyên dương “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” tôn vinh những cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào một ngày cuối năm 2020. chị vinh dự là một trong 400 đại biểu trong cả nước về dự Lễ tuyên dương này.

Là người con được sinh ra và lớn lên từ quê hương Thái Nguyên Anh hùng, hơn 50 tuổi đời, chị Hường đã có 31 năm công tác, gắn bó với Trung tâm, từ khi là cô sinh viên trẻ trung, mới ra trường cho đến nay. Với niềm say mê công việc, không quản khó khăn vất vả, chị đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, được cấp trên ghi nhận và bổ nhiệm là lãnh đạo cấp phòng chỉ sau 10 năm công tác; được giao nhiệm vụ lãnh đạo Trung tâm suốt 10 năm qua.

Do đặc thù môi trường làm việc, đối tượng được nuôi dưỡng tại Trung tâm mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Từ thân nhân thương binh – liệt sỹ, cán bộ hưu – mất sức, người già cô đơn, nạn nhân nhiễm chất độc hóa học, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người lang thang, người rối nhiễu tâm trí đến những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi không nơi nương tựa, trẻ em là con phạm nhân, trẻ em giáo dưỡng, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học hay những phụ nữ, trẻ em là nạn nhận bị buôn bán từ nước ngoài trở về… Hiện, Trung tâm có gần 100 người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng thì có đến 38 đối tượng là người khuyết tật, nhiều người tuổi cao, sức khỏe yếu. chị Hường nói, đến với Trung tâm, họ đều là những người kém may mắn, vì thế đòi hỏi mỗi cBNV ở đây đều phải có cái Tâm, coi đối tượng như người thân của mình. có như vậy mới đem lại niềm vui cho mọi người, giúp cho họ không cảm thấy cô đơn và bù đắp phần nào tình cảm cho những đứa trẻ vô tội.

Nói về những kỷ niệm của chị những năm gắn bó với Trung tâm, chị kể say sưa tưởng chừng như khó dứt. chị nhớ lại, vào năm 2013, em Hoàng Thị yến (sinh năm 2001, dân tộc Sán dìu, quê ở xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ) được đưa vào Trung tâm nuôi dưỡng trong hoàn cảnh đặc biệt: Em là con gái út trong gia đình có 3 anh chị em; em mồ côi cả cha lẫn mẹ, anh trai là người khuyết tật. Được sự quan tâm, động viên, chăm sóc và nuôi dưỡng của các bố, các mẹ trong Trung tâm, thầy cô cùng bạn bè và nhà trường, yến đã vượt qua sự mặc cảm, nỗ lực phấn đấu vươn lên và em đã vươn tới ước mơ của mình: Năm học 2018-2019, em đã đỗ thủ khoa ngành y học – Dự phòng, Đại học y – Dược thuộc Đại học Thái Nguyên và được bầu làm lớp trưởng. Hiện, yến đã học năm thứ hai, luôn được bạn bè, thày cô tin yêu, quý mến. Thành tích của yến chính là sự động viên, khích lệ các bạn có hoàn cảnh đặc biệt và cả những người cha, người mẹ là CBNV trong Trung tâm.

Phút giải lao của chị Hường tại Trung tâm

Chị Hường cùng lãnh đạo huyện Đồng Hỷ thăm hỏi, chúc Tết nguyên đán cụ Dương Thị Bài 103 tuổi ở Trung tâm

Với bà Long Thị Định, sinh năm 1967, là người bị đa khuyết tật mức độ đặc biệt nặng, được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm từ tháng 12 năm 1997, đến nay đã 23 năm. Mặc dù bị cụt cả hai chi trên, hai mắt mờ nhưng với sự chăm sóc tận tình của CBNV Trung tâm, chị luôn cố gắng rèn luyện, tự chăm sóc bản thân. Không những vậy, CBNV Trung tâm còn hỗ trợ để chị tự học chữ, có thể may vá, trồng rau, tự tạo thu nhập cho bản thân. Trung tâm đã trở thành ngôi nhà để chị sống vui, sống khỏe mỗi ngày, được lao động, được chuyện trò, chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh.

còn trường hợp cháu Nguyễn Văn Khanh, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị gia đình bỏ rơi lúc khoảng 3 tuổi. Đến nay, cháu đã sống dưới mái nhà chung này được gần 10 năm. Mặc dù mang trong mình căn bệnh thế kỷ, có những lúc bệnh tật đau đớn tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng với sự chăm sóc chu đáo, tận tình của các bố, các mẹ (các con vẫn gọi CBNV của Trung tâm thân thương như thế), con đã vượt qua được. Vì lý do sức khỏe, con không thể đến trường học văn hóa theo chương trình giáo dục hòa nhập như các bạn, nhưng dưới sự hướng dẫn của CBNV Trung tâm, con đã biết đọc, biết viết, luôn là thành viên tích cực tham gia các hoạt động nhóm tại Trung tâm.

Và còn biết bao nhiêu kỷ niệm sâu sắc của cuộc đời chị gắn bó với Trung tâm. Mỗi bước đi của chị đều gắn với những mảnh đời kém may mắn mà chị cùng CBNV của Trung tâm đang ngày đêm găn bó, quan tâm, chăm sóc. chị Hường bộc bạch: chính các thế hệ những người được chăm sóc tại Trung tâm cùng tập thể CBNV viên trong ngôi nhà chung này đã tiếp thêm nghị lực giúp chị có được những thành quả hôm nay.

Nói về chị Hường, ông Lương Văn Quý (trên 70 tuổi, là đối tượng cô đơn không nơi nương tựa, được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm đã 11 năm) chia sẻ: chị Hường là một con người tận tụy không kể ngày đêm, dám hy sinh vì sự bình yên của biết bao đối tượng kém may mắn. chúng tôi rất biết ơn chị cũng như CBNV Trung tâm đã quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ chúng tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ. Từ trong tâm, chúng tôi đã coi Trung tâm như ngôi nhà thứ hai của mình, tin tưởng tuyệt đối khi được sống và giao phó phần đời còn lại của mình.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: chị Nguyễn Thúy Hường là một trong những cán bộ tiêu biểu của Ngành. Lãnh đạo một cơ quan đặc thù, với nhiệm vụ được cấp trên tin tưởng giao phó, chị luôn kề vai, sát cánh cùng với anh chị em CBNV Trung tâm vượt qua mọi khó khăn, vất vả, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những thành tích đạt được của tập thể CBNV, Trung tâm đã được tặng Huân chương lao động hạng 3 năm 2010; nhiều năm được nhận Bằng khen của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh, Giấy khen của Ngành. Bản thân chị Hường liên tục đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen năm 2013 cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành.

Những cống hiến thầm lặng, chân quý của chị Hường đã được đồng chí, đồng nghiệp ghi nhận. chị thật xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong mái nhà chung Bảo trợ và công tác xã hội hôm nay. có lẽ, cuộc đời này rất mong muốn có thêm được nhiều tấm lòng nhân hậu như chị Hường, để cùng với các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội, những mảnh đời kém may mắn sẽ được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn, góp phần vào an sinh xã hội của địa phương./.

Đỗ Thìn

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang