Thái Nguyên: Ứng dụng công nghệ số nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ khuyết tật

(ĐHVO). Với mong muốn hỗ trợ tập huấn kỹ năng sử dụng công cụ học tập và kỹ năng kinh doanh online cho phụ nữ khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng đối với quyền năng kinh tế của phụ nữ khuyết tật. Ngày 20/05, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai giảng khóa tập huấn “Ứng dụng công nghệ số nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ khuyết tật trong bối cảnh dịch Covid-19”.

Dự án“Ứng dụng công nghệ số nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ khuyết tật trong bối cảnh dịch Covid-19”

Khóa tập huấn có sự tham gia của Bà Dương Thu Hằng, Phó chủ tịch HĐND Thành phố Thái Nguyên, TS. Nguyễn Văn Tảo – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Nguyễn Thị Hải Anh – Phó Trưởng Khoa Truyền thông Đa phương tiện; các chuyên gia, giảng viên tham gia giảng dạy trong khóa tập huấn gồm bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW); Bà Ngô Kim Thúy, CEO tại Công ty TNHH Quốc tế Chakra Mentor tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Phát triển năng lực NKT Việt Nam; cùng toàn thể 47 học viên là các phụ nữ khuyết tật đang kinh doanh online.


Sự góp mặt của học viên là các phụ nữ khuyết tật đang kinh doanh online

Với thế mạnh của một đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, nhóm cán bộ Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thực hiện dự án hỗ trợ người khuyết tật từng bước khắc phục khó khăn trong và sau đại dịch, ổn định cuộc sống.

Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, TS. Nguyễn Văn Tảo – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng bày tỏ cảm kích với sự hiện diện của tất cả các vị đại biểu góp phần quan trọng vào thành công của khóa tập huấn; và khẳng định sự quan trọng trong việc đào tạo nghề nghiệp, việc làm cho phụ nữ khuyết tật để phụ nữ khuyế tật được thực hiện quyền, phát huy khả năng để phục vụ được cho lợi ích của xã hội.

Không thể phủ nhận đại dịch Covid – 19 đã gây thêm nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của phụ nữ khuyết tật. Qua khảo sát và tham vấn với các Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội người khuyết tật các tỉnh thuộc khu vực và gần 50 phụ nữ khuyết tật đang kinh doanh online rất thiếu và yếu về kiến thức, kỹ năng kinh doanh online thì họ chưa từng được tham gia khóa học nào về kinh doanh online. 100% công việc kinh doanh của họ đều được thực hiện do tự phát. Khả năng ứng dụng công nghệ vào kinh doanh còn nhiều hạn chế…

Người khuyết tật nói chung và phụ nữ khuyết tật có nguyện vọng được tham gia vào các hoạt động của sáng kiến để nâng cao kiến thức, kĩ năng, tăng cường hiệu quả kinh doanh online, cải thiện sinh kế gia đình. Do vậy, khóa tập huấn lần này sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy năng lực của người khuyết tật và các tổ chức người khuyết tật để làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết, là cầu nối gắn kết người khuyết tật.

Tại buổi khai mạc, TS. Nguyễn Thị Hải Anh – Phó Trưởng Khoa Truyền thông Đa phương tiện – điều phối viên dự án “Ứng dụng công nghệ số nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ khuyết tật trong bối cảnh dịch Covid-19” cho biết dự án kỳ vọng mang lại các kết quả như: Tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng công cụ học tập và kỹ năng kinh doanh online cho 40 phụ nữ khuyết tật trong thời gian 10 buổi; Xây dựng thực hiện kế hoạch hỗ trợ cá nhân theo nhu cầu đối với phụ nữ khuyết tật đang kinh doanh online; Hỗ trợ xây dựng mạng lưới kinh doanh online cho các phụ nữ khuyết tật; Tổ chức cuộc thi ảnh online “Phụ nữ khuyết tật tự tin làm chủ”; Kết nối với các trang thương mại điện tử để đề xuất, hỗ trợ phụ nữ khuyết tật tham gia làm thành viên bán hàng;…

Trên thực tế, lực lượng lao động nữ khuyết tật vẫn chịu nhiều thiệt thòi về tiếp cận công việc, học hành, lựa chọn nghề nghiệp, đặc biệt điều đó lại càng khó khăn hơn trước những tác động của dịch bệnh.

Khóa tập huấn “Ứng dụng công nghệ số nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ khuyết tật trong bối cảnh dịch Covid-19” sẽ mở ra cơ hội để những người phụ nữ khuyết vượt qua khó khăn, có kiến thức kĩ năng nâng cao hiệu quả bán hàng, biết cách tiếp cận và mở rộng mối quan hệ đến những nhóm khách hàng tiềm năng, cải thiện sinh kế gia đình. Tất cả hướng tới mục tiêu cùng nhau chia sẻ, đồng cảm, hỗ trợ và đồng hành để cùng phụ nữ khuyết tật vươn lên, hòa nhập với cộng đồng một cách bình đẳng, trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.

Dương Hồng Anh

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang