Thái Nguyên: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến

(ĐHVO). Nhằm tiếp tục tạo sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành về vai trò, vị trí, ý nghĩa của công tác thi đua trong tình hình mới, sáng 28-8, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến, giai đoạn 2015-2020.


Các thế hệ lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH

Trong 5 năm qua, Sở LĐ-TB&XH đã phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia hưởng ứng, tạo không khí thi đua sôi nổi rộng khắp. Đến nay, phong trào thi đua “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành phong trào thi đua tiêu biểu, đi vào nền nếp, tạo được sự lan tỏa.

Từ các phong trào thi đua, Ngành đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra như: Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển thị trường lao động. Với mục tiêu giải quyết làm việc mới cho 15.000 người/năm, giai đoạn 2016– 2020, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 107.605 người, bình quân tạo việc làm cho 21.521 lao động/năm (vượt 43,4%); Hoàn thành chỉ tiêu lao động qua đào tạo. Giáo dục nghề nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2015 là 58,1%, đến năm 2020 là 70%;  Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội trong khu vực sản xuất kinh doanh được tăng cường. Công tác An toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo thực hiện; Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Trong 5 năm qua, Ngành đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hơn 130.000 đối tượng người có công với cách mạng, trong đó chi trả đúng, đủ trợ cấp hàng tháng cho trên 22.400 người có công. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa’’,“Uống nước nhớ nguồn’’ và xây dựng xã/phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ được triển khai sâu rộng. Đến cuối năm 2020 có 99,9% số hộ chính sách người có công có mức sống trung bình trở lên so với người dân nơi cư trú.

Bên cạnh đó, Sở tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, các chương trình, đề án trợ giúp xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, gần 20.000 người khuyết tật được xác định dạng tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật; 100% người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ theo Luật người cao tuổi; tổ chức cứu đói giáp hạt, thăm tặng quà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn kịp thời, góp phần đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

Giám đốc Sở trao thưởng cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu tại Hội nghị

Trong 5 năm, đã có 3 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 30 tập thể và 54 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; 5 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chủ tịch UBND tỉnh; 12 tập thể được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

P.V

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang