Thái Nguyên: Người Sán Dìu duy trì phát triển sinh kế bền vững

(ĐHVO). Trong các dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên, người Sán Dìu chiếm số lượng đông đảo hơn cả (sau người Kinh). Bà con dân tộc Sán Dìu tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên đã duy trì và phát triển cách sinh kế mang lại thu nhập ổn định, đời sống của người dân được nâng lên đáng kể.

Biết tận dụng nguồn vốn

Xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ là địa bàn tập chung nhiều hộ gia đình người Sán Dìu. Người Sán Dìu ở Linh Sơn có làm ruộng nước nhưng không nhiều, canh tác ruộng khô là chính. Thời gian gần đây, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại địa phương, Phòng Nông nghiệp của huyện đã có những chính sách giúp người dân chuyển hóa dần ruộng thành khu đất trồng cây ăn quả và cây ngắn ngà góp phần giúp bà con nâng cao chất lượng cuộc sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Những cây trồng ngắn ngày (như rau, củ) tưởng chừng rất bình thường với người nông dân, nhưng với dân tộc Sán Dìu, đó là cả hướng phát triển sinh kế, nguồn thu chính của người Sán Dìu.

Xóm Thanh Chử, xã Linh Sơn, Huyện Đồng Hỷ là một trong những địa phương điển hình về phát triển kinh tế của người Sán Dìu. Với đặc điểm địa bàn chủ yếu là gò, đồi nên nơi đây rất thích hợp với việc canh tác cây trồng ngắn ngày.

Cây trồng giúp người Sán Dìu phát triển kinh tế

Chúng tôi tìm gặp gia đình chị Miêu Thị Chín và anh Đặng Văn Thành – hộ gia đình tiêu biểu về phát triển kinh tế tại Linh Sơn. Với số tiền tiết kiệm sau 3 năm anh Thành đi làm vàng, anh chị đã bàn nhau tận dụng số vốn để đầu tư vào tất cả khu vườn rộng của gia đình. Sau khi đầu tư 350 gốc cây ổi con ở giống cây trồng với giá 25000 đồng/1 cây giống. Chỉ sau 4 năm, chị Chín đã có vườn cây trái tươi tốt đem lại lợi nhuận hàng năm cả trăm triệu đồng. Không những thế, anh chị đã sử dụng kinh nghiệm dân gian là lấy nước vôi trong phun lên cây ổi để cây không bị sâu bệnh, quả ăn ngon, đậm vị, an toàn do không có dư lượng thuốc trừ sâu.

Anh Thành cho biết thương lái gọi điện vào hỏi trái thường xuyên, có lúc vợ tôi chở bằng thùng trên xe máy ra ngoài đó cho họ bán, có lúc “cháy hàng”, họ tự vào tận nhà để “lùng” quả. Chia sẻ với chúng tôi, chị Chín tâm sự: “Gia đình tôi đầu tư hệ thống tưới tiêu cho khu vườn mất khoảng 3-4 triệu đồng. Tùy giá thị trường của từng buổi chợ, nhưng một năm cũng thu được hơn 100 triệu đồng. So với người Sán Dìu ở Huyện Phú Bình họ phát triển chăn nuôi thì ở đây, trời phú cho chúng tôi có thổ nhưỡng rất phù hợp với cây ăn quả này. Ổi Linh Sơn nối tiếng và được tin dùng là chúng tôi mừng lắm!”

 

Chị Chín đang chăm sóc vườn ổi với lứa quả non mới lớn

Có được nguồn thu nhập hiệu quả từ vườn ổi, anh chị đã xây được ngôi nhà mới khang trang, “hiện đại” và đầu tư cho các con ăn học. Tuy vậy, trò chuyện với chúng tôi dưới tán lá ổi, anh chị cũng không khỏi lo lắng vì mỗi năm đến mùa lạnh, khi có sương xuống dày, số lượng trái ổi thu hoạch không được như chính vụ, nên hai vợ chồng lại bàn cách mở rộng quy mô sản xuất thả cá trê lai, nuôi gà, trồng thêm táo trong vườn để tăng thêm nguồn thu, ổn định cuộc sống.

Xen canh và thu nhập cùng một lúc

Nhận thấy dưới gốc cây ăn quả còn trống khá nhiều đất, có thể xen canh thêm cây ngắn, người Sán Dìu đã kết hợp trồng thêm một số loại cây trồng khác, nhưng vẫn duy trì được hiệu quả kinh tế. Với gia đình anh Ôn Văn Hà, nhận thấy bò khai – một loại rau có giá trị kinh tế cao nên anh đã vào rừng tìm cây giống để về trồng tại vườn nhà. Với diện tích gần 100m2 rau bò khai, trung bình khoảng 3-4 ngày, anh thu hái đem bán cho thương lái tới mua tận vườn với giá từ 35.000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Sau khi có người đến tìm mua, nhận thấy giá trị kinh tế của rau bò khai, anh và một số gia đình trong xóm đã đem về trồng. Tuy nhiên, giá cả phụ thuộc nhiều vào tư thương vì do thời điểm. Nếu chính vụ khoảng 35 – 40 nghìn đồng/kg, đầu và cuối vụ khoảng 40 – 50 nghìn đồng/kg.

Trong thời gian đầu, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về cách chăm sóc giống cây, nhiều gốc nhưng bị chết do nắng. Không nản chí, với sự chăm chỉ và niềm tin vào công việc mình làm, năm đầu tiên thu hoạch, trừ chi phí gia đình ông có lãi gần 20 triệu đồng. Sau thời gian tự mày mò, nghiên cứu, gia đình anh đã thành công trong phát triển cây rau này và hiện đạt mức 40 – 50 triệu/năm. Đây là minh chứng cho sự quyết tâm khám phá cái mới, đầu tư phát triển giống rau cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng lớn ở khu vực thành phố.

Nhìn khuôn mặt giàu nghị lực anh, chúng tôi càng hiểu tình yêu và sự đam mê của anh với cả khu vườn này. Hiện nay, mô hình trồng rau bò khai cho hiệu quả kinh tế của gia đình anh đã được nhiều hộ gia đình trên địa bàn tìm đến học tập.

Vườn rau bò khai tươi tốt nhà anh Hà

Có thể thấy, sự phát triển văn hóa, xã hội của một địa phương, một tỉnh được ghi nhận sẽ có một phần công lao không nhỏ những nỗ lực của người dân tộc thiểu số. Những thành công trong phát triển kinh tế và nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ của các hộ gia đình Sán Dìu – Thái Nguyên đã góp phần thể hiện được người dân tộc thiểu số đoàn kết, giúp nhau sinh kế bền vững, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Xuân Phương.

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang