Thái Nguyên: Kỷ niệm 190 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

(ĐHVO). Tối 29/10, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Nguyên (4/11/1831 – 4/11/2021) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Tới dự Lễ kỷ niệm, về phía Trung ương có các đồng chí: Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 1 và lãnh đạo các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Ninh Bình, Thái Bình.


Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải đọc diễn văn kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh

Tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, được gọi là tỉnh Thái Nguyên từ năm 1831, nằm ở vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, là cửa ngõ liên thông giữa vùng trung du, miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của vùng Việt Bắc và của cả nước; là phên dậu vững chắc bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Thái Nguyên là quê hương của Lý Nam Đế (tức Lý Bí), vị hoàng đế đầu tiên của nước ta, người đã lãnh đạo Nhân dân đứng lên khởi nghĩa lập nên Nhà nước Vạn Xuân; là quê hương của danh tướng Dương Tự Minh – Thủ lĩnh phủ Phú Lương thời Lý đã cầm quân dẹp giặc, bảo vệ vững chắc vùng biên viễn phía Bắc quốc gia Đại Việt.


Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm

Ngày 06/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã phê chuẩn việc chia tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Tỉnh Thái Nguyên chính thức được tái thành lập vào ngày 01/01/1997. Đây là sự kiện quan trọng, mở ra một trang sử mới trong lịch sử của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, sau 25 năm tái lập với 5 kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Thái Nguyên luôn phát huy vị trí, thế mạnh của tỉnh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo với nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Hiện nay giá trị xuất khẩu Thái Nguyên đứng thứ tư cả nước; thu ngân sách đứng trong tốp 20 cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đạt gần 11%; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2020 xếp thứ 11/63, chuyển đổi số đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố, trong đó chính quyền số đứng thứ ba toàn quốc… Nhờ đó đã thu hút được 171 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 8,7 tỷ USD, gần 8.000 doanh nghiệp trong nước; đời sống người dân ngày càng được nâng cao; GDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người/năm năm 2015 lên gần 90 triệu năm 2020 và mục tiêu đến năm 2025 là 150 triệu, tốc độ tăng trưởng GRDP 8%; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm mạnh, từ 11,21% năm 2016 xuống còn 2,82% năm 2020…

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh: Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững truyền thống anh hùng cách mạng, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp. Trong thời gian tới Thái Nguyên sẽ tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh; tăng cường hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư và quản lý dự án đầu tư; tích cực đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tập trung xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó đặc biệt quan tâm tới vị thế vai trò của Thái Nguyên là động lực, là cực tăng trưởng trong liên kết vùng và với các tỉnh lân cận. Cùng với đó, tập trung các nguồn lực thực hiện chuyển đổi số trên cả 03 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chúc mừng, biểu dương và ghi nhận những thành tựu to lớn, đáng tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được trong những năm qua. Đồng thời đề nghị, trong thời gian tới, Thái Nguyên phải tích cực phấn đấu trở thành tỉnh tự cân đối được ngân sách, xứng đáng với vai trò, vị thế, tiềm năng của tỉnh trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc; quan tâm hơn nữa đến các vấn đề văn hóa, y tế, xã hội, phát triển giáo dục đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao năng lực hệ thống y tế, đầu tư cho khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp, xây dựng con người Thái Nguyên phát triển toàn diện; tăng cường quảng bá hình ảnh, những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với bảo tồn, gìn giữ phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyển đổi số xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số… Bên cạnh đó, chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên với phương châm “cán bộ là gốc của mọi công việc, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, đủ đức, đủ tài”.


Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trao Huân chương Độc lập hạng Nhất, Cờ thi đua của Chính phủ tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trao tặng Huân chương và danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho các cá nhân của tỉnh Thái Nguyên

Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất – phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Cờ thi đua của Chính phủ cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên; trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho 07 cá nhân và danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho 01 cá nhân tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên.

Lễ kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh Thái Nguyên và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất khép lại đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất, con người Thái Nguyên. Nhìn lại thành tựu của 190 năm, Thái Nguyên tự hào với những gì đã và đang có, hứa hẹn trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Phương Vi.

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang