Thái Nguyên: Khảo sát nắm bắt thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật

(ĐHVO). Triển khai thực hiện Đề án số 1190 của Thủ tướng Chính phủ về “Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030”, thực hiện chỉ đạo của Hội Bảo trợ người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam, trong tháng 9 vừa qua, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành khảo sát thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành khảo sát tổng 51 phiếu với các nhóm đối tượng: Cán bộ quản lý 16 phiếu; giáo viên 16 phiếu; các em học sinh là người khuyết tật 9 phiếu; cha, mẹ học sinh khuyết tật (đang đi học) 8 phiếu; cha, mẹ học sinh khuyết tật không đi học 01 phiếu; Trẻ không đi học 01 phiếu. Các nhóm đối tượng khảo sát trên đây được phân bổ về khu vực thành thị, nông thôn; ở khối giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục chuyên biệt; các trường thuộc hệ tiểu học, trung học cơ sở và các cháu khuyết tật không đi học.

Để đáp ứng được các tiêu chí theo yêu cầu của Đề án, Hội đã lựa chọn số cơ sở giáo dục khảo sát trên địa bàn tỉnh là 15 đơn vị, trong đó có: 01 cơ sở giáo dục chuyên biệt (Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục và hòa nhập trẻ khuyết tật); 07 trường bậc tiểu học, trong đó 04 trường thuộc khu vực thành thị, 03 trường thuộc khu vực nông thôn; 07 trường trung học cơ sở, trong đó 04 trường thuộc khu vực thành thị, 03 trường thuộc khu vực nông thôn.

Các em học trong các trường phổ thông thường ở các dạng tật: vận động, thiểu năng trí tuệ, bị bệnh tim, máu trắng hoặc đa khuyết tật. Với các em đang học ở trung tâm chuyên biệt thường có khuyết tật dạng: Câm điếc, mù, thiểu năng trí tuệ, một số bệnh đao, bệnh tim, đa tật…

Mục đích của cuộc khảo sát nhằm nắm bắt thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật, bao gồm trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục và ngoài cộng đồng. Kết quả khảo sát chỉ ra được những khó khăn, hạn chế về cơ chế chính sách, công tác hỗ trợ giáo dục cho trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục, cộng đồng. Từ đó đề xuất, kiến nghị các chính sách đảm bảo quyền và cơ hội được học tập của trẻ em khuyết tật.

Đỗ Thị Thìn

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang