Thách thức trong việc dạy nghề cho người khuyết tật

(ĐHVO). Dạy nghề cho người bình thường đã khó, dạy nghề cho người khuyết tật còn khó gấp trăm lần, hơn nữa việc dạy nghề cho người khuyết tật còn tồn tại rất nhiều thách thức.

Với tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, thị trường lao động ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về năng lực cũng như chất lượng của người lao động. Người bình thường khi tham gia vào thị trường lao động cũng đã là một thách thức không hề nhỏ.

Khi người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động, cơ hội tìm kiếm việc làm lại càng khó khăn, vất vả… Bởi vậy, nếu không được tham gia đào tạo, học nghề thì chắc chắn người khuyết tật sẽ không thể tìm được một công việc phù hợp với bản thân mình.

Việc đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật mở ra điều kiện tạo ra nguồn thu nhập cho chính bản thân người khuyết tật. Bên cạnh đó, việc này còn giúp người khuyết tật vượt qua mặc cảm tâm lý để hòa nhập với xã hội.

Thách thức trong việc dạy nghề cho người khuyết tật

Tuy nhiên, việc đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như:

– Định kiến và nhận thức xã hội đối với người khuyết tật vẫn còn quá lớn.

– Tâm lý tự ti của người khuyết tật khi tham gia các hoạt động xã hội.

– Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật còn thiếu định hướng nghề nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật, đội ngũ giáo viên giảng dạy, giáo trình chưa chuyên biệt, chưa có nghiệp vụ.

– Ngành nghề thủ công đơn giản thì tính cạnh tranh cao, ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiều cơ hội xin được việc làm thì đa số người khuyết tật không có khả năng theo học.

– Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động chưa tin tưởng vào trình độ tay nghề của người khuyết tật.

Ngoài ra, việc tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật ở nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi tại nhiều địa phương, nguồn ngân sách dành cho việc đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật không được bố trí riêng hoặc trong kế hoạch hàng năm không đưa riêng chỉ tiêu này.

Như vậy, muốn tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật, để người khuyết tật có thể tự tin hòa nhập được với cộng đồng, góp phần phát triển đất nước thì trước tiên cần phải giải quyết được những thách thức nêu trên.

Thu Hà

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang