Tất cả mọi thứ đều khó khăn trước khi trở nên dễ dàng

DHVO –  Đối thủ lớn nhất của bạn trong cuộc sống là gì? Bạn làm thế nào để vượt qua nó? Với tôi, việc bị khuyết tật đã từng là một trong những đối thủ cản trở trên con đường đời, nhưng giờ đây nó không hề là trở ngại đối với tôi. Justin Vijay Jesudas – 1 chàng trai người Ấn Độ đã thần kỳ vượt qua sự khuyết tật và trở thành vận động viên bơi lội với những chiếc huy chương vàng thế nào? Khuyết tật có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng đó không phải là một điều gì đó trở nên tồi tệ như chúng ta đã biết, đó chỉ là bắt đầu cho những hy vọng và cố gắng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn về sau. Câu chuyện của Justin Vijay Jesudas là một ví dụ sáng chói về điều này. Justin đã không cho phép khuyết tật cản trở giấc mơ của mình.

Vào tháng 12 năm 2009, Justin đang làm việc tại Hyderabad và bị tai nạn ô tô. Anh ta bị chấn thương tủy sống, bị liệt từ cổ trở xuống và được cho biết mình đã trở thành một người mắc bệnh Tetraplegic, điều đó có nghĩa là vai vẫn ổn, nhưng chỉ có một phần sức mạnh ở khuỷu tay.

Câu chuyện thần kỳ của Justin từ lúc bất động hoàn toàn sau tai nạn đến khi giành 4 huy chương vàng trong Giải vô địch bơi Paralympic ở Ấn Độ đã khắc sâu trong trí nhớ trên bước đường của cuộc đời được anh kể lại:

Justin “khoe” các thành tích đạt được

1. ĐỐI THỦ ĐẦU TIÊN CỦA TÔI

Đối với bất kỳ người nào với cơ thể đang đầy đủ, nhưng vì 1 tai nạn nào đó mà họ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn thì đối thủ đầu tiên của họ đó là chính là phần khiếm khuyết đó.

Khi đã bị liệt từ cổ trở xuống, chuyển từ hoạt động bằng chân sang tay, tôi bắt đầu cải thiện với khả năng của cánh tay. Sau đó không lâu, tôi không còn cần phải được nâng lên và đặt trong một chiếc xe lăn hay xe hơi, tôi có thể tự làm việc đó hoặc còn hơn cả thế nữa.

Sau đó, suy nghĩ của tôi lang thang xung quanh việc lái xe và chơi bóng rổ, đây là hai niềm đam mê lớn của tôi.

Tôi đã sửa đổi một chiếc xe có thể được điều khiển bằng tay và bắt đầu lái xe. Nó đã chạy được 1500km và vẫn còn sẵn sàng tiếp tục chuyến đi của nó cho chặng đường dài sau này.

Với việc chỉ còn hoạt động bằng tay và phần thân, tôi không dám nghĩ tới việc mình có thể chơi bóng rổ cho đến một ngày khi tôi cầm quả bóng và nhận ra rằng mình vẫn có thể chơi bóng rổ trên xe lăn. Dần dần, tôi đã hiểu ra việc bị khuyết tật không còn là đối thủ của tôi, nó không thể cản trở tôi thực hiện ước mơ của mình. Những bài tập và việc chơi bóng rổ sau đó đã gián tiếp khiến tôi trở thành một vận động viên bơi lội giỏi.

2. BƠI LỘI

Khi tôi bắt đầu chơi bóng rổ một cách tích cực, tôi nhận ra rằng cần phải tăng sức bền và điều đầu lên hiện lên trong đầu tôi là “bơi lội”. Khi còn lành lặn,tôi đã từng là một kẻ liều lĩnh, luôn sẵn sàng thử những điều mới, tôi đã từng lái xe lần đầu khi mới 6 tuổi. Tôi đã bắt đầu tự hỏi làm thế nào để tôi có thể bơi chỉ với chuyển động của vai và khuỷu tay để kéo trọng lượng chết của cơ thể.

Các nhân viên cứu hộ đã rất sợ hãi. Tại một bể bơi sâu khoảng 2m, họ đã cho tôi một chiếc phao để đặt xung quanh cơ thể. Nhưng với chiếc phao xung quanh, tôi chỉ có thể nổi mà thôi, còn “bơi” thì mặc nhiên không thể.

Năm phút sau, tôi ném chiếc phao ra ngoài (tôi nhớ vẻ ngoài lúng túng của họ) và tôi quyết định tự nổi bằng phần lưng của mình.Tôi liên tục tự nhủ “tất cả chỉ cần nín thở”. Mặc dù lúc đầu có vẻ rất lúng túng nhưng sau cảm thấy tự tin hơn,tôi bắt đầu ngả lưng. Mỗi lần va vào ai đó, tôi sẽ lại uống nước bể, dừng lại giữa chừng không phải là sự lựa chọn của tôi cho tới khi đi tới cuối cùng.

Một tuần sau, tôi đã bơi được 300m. Tôi bắt đầu nghiên cứu và phân tích mọi bài báo và video về bơi lội. Tôi luôn nhìn vào thời gian kỷ lục vì tôi là người có ham muốn thi đấu. Không có một huấn luyện viên nào chỉ đào tạo những người bị khuyết tật nghiêm trọng bơi lội ở Chennai.

Có một vài huấn luyện viên thường xuyên đào tạo vận động viên S8 và S10 nhưng không có xu hướng đào tạo một vận động viên bơi lội S2 đã 33 tuổi. Các video trên Youtube trở thành huấn luyện viên của. Tôi di chuyển vào giữa bể bơi, nơi mà tôi không có thứ gì để bám vào. Bằng cách đó, tôi sẽ chỉ tập trung vào bơi mà không dừng lại. Thật khó để tưởng tượng khi thấy tôi có thể chơi bóng rổ , nhưng nhìn cách tôi bơi như kiểu vật lộn với cái gì đó.

Chẳng mấy chốc, tôi bơi được từ 300m lên 600m, lên 800m rồi 1 km, và bây giờ tôi có thể bơi một đoạn đường 1,5 km. Một huấn luyện viên bơi lội người Anh đã từng khuyên rằng tôi càng hoạt động dưới nước, tôi càng bơi giỏi hơn và anh ấy đã đúng. Tôi đã thử nghiệm các kỹ thuật và tiếp tục bơi ngày càng nhiều. Tôi bắt đầu tăng cân và đồng thời tăng lượng protein.

Justin bên bể bơi

3. CUỘC THI

Đầu tháng 6, các cuộc thi Paralympic cấp Nhà nước đã được công bố. Tôi bắt đầu luyện tập với tốc độ nhanh hơn nhưng càng cố gắng bơi nhanh hơn thì dường như hiệu quả càng chậm hơn. Lúc ở trên đất, tôi luôn gặp rắc rối bởi hiện tượng co cứng (một biến chứng rất lớn đối với chứng liệt cổ và ngực), và tiếp theo là lần đầu tiên tôi phải đối mặt với nó trong nước.

Không thể nào hoạt động dễ dàng, tôi quay trở lại máy tính xách tay của mình và nghiên cứu về các kiểu bơi. Tôi tiếp tục thí nghiệm bơi ở làn đường trung tâm, thay đổi kiểu thở giúp giảm triệu chứng co cứng. Sự thích nghi của tôi tiến bộ rõ ràng từng ngày.

Khi tham gia cuộc thi, tôi đã tự nhủ rằng: “tôi đã luyện tập chăm chỉ”, tôi coi đây chỉ là một buổi luyện tập khác có độ khó cao hơn mà thôi. Cuối cùng, nó dường như đã trở thành giống như một buổi đào tạo huấn luyện khác. Sau đó, tôi đã giành được 3 huy chương vàng tại sự kiện quốc gia và sau đó vươn tới đấu trường quốc tế.

4. LỰA CHỌN, THỬ THÁCH

Tôi không có lựa chọn để loại bỏ khuyết tật trở lại bình thường, nhưng tôi có một lựa chọn là làm thế nào để sống với nó. Ở mỗi giai đoạn, có những thách thức – rào cản về thể chất, tinh thần, xã hội và kiến trúc.

Tôi tin rằng đã là con người, mỗi chúng ta là những sinh vật thông minh và có khả năng thích nghi với mọi tình huống. Tất cả những gì chúng ta phải làm là bỏ đi thái độ tiêu cực với khiếm khuyết bản thân, và mọi thứ sẽ khác đi rất nhiều. Điều quan trọng nhất là sống cuộc sống của chính bản thân mình. Hãy ra khỏi giới hạn của bạn và tin rằng bạn có thể thành công, độc lập và hạnh phúc. Đừng thất bại trước một đối thủ theo bạn suốt cả cuộc đời, hãy đứng lên làm chủ nó, đánh bại nó và để ước mơ của bạn trở thành sự thật

Đừng than vãn rằng “Tại sao luôn là tôi” – Hãy tự nhủ với bản thân “Tại sao mình không làm”

PV

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang