Tập trung thực hiện hiệu quả chính sách trợ giúp người khuyết tật

Để giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập với cộng đồng, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm và tập trung triển khai các cơ chế, chính sách trợ giúp hiệu quả.

NKT được tạo điều kiện học nghề

Đến nay, các địa phương đã cấp giấy chứng nhận khuyết tật cho gần 3 triệu người, thực hiện trợ cấp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trên 1,5 triệu NKT, 50 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, 100% bệnh viện đa khoa trung ương, tỉnh có khoa PHCN, 90% bệnh viện đa khoa và 40% bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khoa PHCN, 95% trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác PHCN và NKT; gần 20 tỉnh, thành phố có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt với 4.110 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật.

Trong công tác giáo dục đào tạo, cả nước có 1.130 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tổ chức đào tạo nghề cho NKT, trong đó có 744 cơ sở công lập, 386 cơ sở tư thục. Trong số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho NKT có 225 cơ sở dạy nghề chuyên biệt. Tổng số giáo viên tham gia dạy nghề cho NKT là 3.359 giáo viên, đào tạo cho khoảng 19.000 NKT/năm. Chính sách miễn, giảm giá vé tham gia giao thông công cộng đã được thực hiện tốt hơn, phong trào thể dục thể thao, giải thi đấu thể thao cho NKT được quan tâm thực hiện thường xuyên, hàng năm có từ 700 – 800 vận động viên khuyết tật tham gia với 8 – 10 môn thi đấu.

Ủy ban Quốc gia về NKT đã đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện thực hiện Quyết định 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2021-2030, Quyết định 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT, Chỉ thị 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT.

Bên cạnh đó, Ủy ban Quốc gia về NKT đã phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật và các chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật, xây dựng phim phóng sự tình hình thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật và chân dung điển hình trợ giúp người khuyết tật thành công được phát trên sóng Đài truyền hình Việt Nam; Xây dựng các số chuyên đề về người khuyết tật đăng trên các báo, tạp chí.

Cùng với đó, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, các địa phương, các đoàn thể và tổ chức xã hội đã tích cực huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ cải thiện đời sống của NKT. Các hoạt động trợ giúp được triển khai đa dạng, phong phú như: Hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, tặng xe lăn, tặng xe đạp, cấp học bổng, dạy nghề, trợ giúp tìm việc làm, hỗ trợ công cụ, tư liệu sản xuất; hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề phù hợp, không ít người khuyết tật có việc làm ổn định, tự lo cho cuộc sống bản thân, gia đình và đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội

Nhìn chung, với việc thực hiện đồng bộ các chính sách đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội cơ quan như y tế, giáo dục, nước sạch, trợ giúp pháp lý. Qua đó, số lượng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội ngày càng tăng. Thống kê có khoảng 87% tỷ lệ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.

 

Trong thời gian tới, Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Chương trình hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2021-2030. Nghiên cứu xây dựng hồ sơ trình đưa vào kế hoạch của Quốc hội sửa đổi Luật Người khuyết tật. Phối hợp với các địa phương và các tổ chức của người khuyết tật triển khai các mô hình trợ giúp người khuyết tật; phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường truyền thông các chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật./.

Theo Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang