Tạo môi trường sạch để cùng trẻ em vào “thời đại số”

Chương trình Bảo vệ hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và mới đây Bộ TT&TT tổ chức lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Dự thảo khuyến cáo trẻ em cần tìm hiểu các biện pháp an toàn, cẩn thận khi tham gia các hoạt động trên internet; không chia sẻ, cung cấp thông tin cá nhân; không làm quen, gặp gỡ với người lạ khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ; không tham gia các hoạt động kéo bè, công kích, mạo danh, bắt nạt, hạ nhục bạn bè, người khác…

Tóm lại, đó là một quá trình “dọn dẹp” cho “sạch” không gian mạng để thiết lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

“Thế giới số”, “không gian mạng” là lĩnh vực ngày càng gần gũi, phổ biến với trẻ em. Điều đó thể hiện rất rõ trong những ngày này, khi phần lớn trẻ em trên cả nước đang học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Những chiếc máy tính, điện thoại có kết nối mạng đã trở thành “bạn đồng hành” với hàng triệu trẻ em, từng ngày từng giờ… Ngoài giờ học, trẻ em cũng rất quen thuộc với nhiều chương trình vui chơi, giải trí trên không gian mạng. Vì thế, nếu không gian này vẫn còn hiện hữu những yếu tố không an toàn thì quả thực sẽ rất nguy hiểm.

Trong bối cảnh đó, chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng là vô cùng cần thiết và ý nghĩa. Nhưng để thực hiện được các mục tiêu mà chương trình đề ra thì cần phải có một hành trình dài hơn, với nhiều vấn đề cần nỗ lực ở mức tối đa.

Nhiều quốc gia có hệ thống công nghệ thông tin phát triển sớm và mạnh mẽ đã có những kinh nghiệm quý báu để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Chính phủ Australia vừa công bố kế hoạch siết chặt quy định với các công ty truyền thông mạng xã hội đang hoạt động tại nước này trong việc xác minh độ tuổi người dùng, trong đó tài khoản của người dưới 16 tuổi phải được sự đồng ý của cha mẹ. Trường hợp cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, công ty có thể đối mặt với án phạt lên tới 7,5 triệu USD.

Tại Anh, các nền tảng chia sẻ video như Snapchat, TikTok hay OnlyFans có thể bị phạt hàng triệu bảng Anh nếu không có kế hoạch lọc và chặn những nội dung chứa đựng ngôn ngữ kích động bạo lực, khiêu dâm trẻ em. Các công ty cũng được yêu cầu đưa ra biện pháp giới hạn nghiêm ngặt hơn, đảm bảo trẻ nhỏ không thể đăng ký tài khoản.

Cũng trong tháng 10, đại diện Facebook vừa phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ sau hàng loạt nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của mạng xã hội Instagram đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em. Facebook nhận những chỉ trích gay gắt từ các thượng nghị sĩ Mỹ vì kế hoạch phát triển ứng dụng Instagram Kids cho người dùng dưới 13 tuổi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, trước hết cần có những chương trình hướng dẫn trẻ các kiến thức, cảnh báo những nguy cơ trước khi tiếp xúc với internet, bao gồm cách bảo vệ thông tin cá nhân, nhận biết thông tin độc hại, biết trước tác hại của nghiện game, nghiện mạng… với chương trình truyền thông trên chính những nền tảng phổ biến với trẻ em như YouTube, TikTok; cung cấp các phần mềm hoặc xác thực cho những công ty phần mềm để đưa vào danh mục gợi ý cho phụ huynh. Qua đó, họ có kênh tham khảo với những ứng dụng uy tín có thể giúp họ ngăn trẻ tiếp xúc với các thông tin độc hại.

Cơ quan chức năng cũng có thể phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ internet để chủ động sàng lọc, loại bỏ những website xấu độc. Ngoài ra, cần tạo một không gian mạng mà ở đó có nhiều sân chơi tích cực và thu hút được trẻ em – chứ không đơn thuần là những chương trình thiên về giải trí nhưng lại thiếu những nội dung mang tính giáo dục.

Theo Báo Điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang