Tăng cường thực hiện xác nhận khuyết tật và trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Ngày 10/11/2023, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp tổ chức Hội nghị Tăng cường thực hiện xác nhận khuyết tật và trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. Tham dự có bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cùng một số chuyên gia, đại diện của hội người khuyết tật.

Các đại tham gia Hội nghị

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, đại diện nhóm chuyên gia trình bày quy định và những phát hiện chính của nghiên cứu xác nhận khuyết tật và chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. Theo nhóm chuyên gia, khi triển khai Luật NKT cho thấy, quy định pháp luật hiện hành còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ về mức độ khuyết tật. Qua phản ánh của các địa phương, cách phân loại về mức độ khuyết tật theo ba mức như quy định của Luật NKT là đặc biệt nặng, nặng và nhẹ chưa phù hợp dẫn đến sự thiệt thòi nhất định đối với NKT suy giảm khả năng lao động từ 51%-61%, họ chỉ được xếp vào khuyết tật nhẹ nên không được hưởng các chính sách trợ cấp xã hội, hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm giá vé khi tham gia giao thông…Một số địa phương chỉ cấp giấy chứng nhận khuyết tật đối với những NKT đặc biệt nặng và khuyết tật nặng, chưa thực hiện việc cấp giấy chứng nhận khuyết tật cho NKT nhẹ đã tham gia xác nhận khuyết tật, hoặc NKT sau khi xác nhận khuyết tật nhẹ thì họ từ chối nhận giấy chứng nhận khuyết tật. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật còn thiếu đại diện cơ sở giáo dục, nên việc xác nhận trẻ KT gặp nhiều khó khăn.
Còn khi triển khai thực hiện Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH cho thấy, việc xác định mức độ KT còn khó khăn trong xác định dạng tật, mức độ KT; có thể bị sai lệch về dạng tật và mức độ KT; Lợi dụng việc xác định mức độ khuyết tật đặc biệt nặng đối với trường hợp tâm thần phân liệt để vi phạm pháp luật (Tại phần IV Mẫu số 02 và Mẫu số 03: “Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên mắc một hoặc nhiều loại bệnh: bệnh bại não, não úng thuỷ, tâm thần phân liệt” thì được xác định mức độ khuyết tật đặc biệt nặng). Tại mục 6.3 phần III về xác định dạng tật “có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm”, nhưng không có danh mục bệnh hiếm để Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã, phường đối chiếu thực hiện. Thay đổi MĐKT được hiểu là tăng, hoặc giảm MĐKT. Trường hợp nếu tăng MĐKT thì đối tượng sẵn sàng làm hồ sơ, nhưng đối với nhiều trường hợp, qua thời gian đã phục hồi phần nào, nên giảm MĐKT, nhưng không hợp tác với chính quyền địa phương. Khó khăn trong việc thống nhất cách làm tại các địa phương (đặc biệt là các trường hợp NKT phải giám định tại Hội đồng Y khoa đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí do việc sắp xếp thời gian đi giám định của NKT).
Trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, tuy nhiên trong khoảng thời gian 05 năm (đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên), hoặc 03 năm (đối với người dưới 6 tuổi), có thay đổi dạng khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật (như nặng hơn, hoặc đã phục hồi), thì Hội đồng Giám định y khoa không xác định lại những trường hợp này vì thời hạn của biên bản lần 1 (theo quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH), nên không có căn cứ để cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật, gây khó khăn cho chính quyền địa phương và người khuyết tật; đồng thời gây dư luận xã hội trong nhân dân.
Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị
Có một số ít trường hợp khi Hội đồng xác định mức độ khuyết tật kết luận mức độ khuyết tật nhẹ, nhưng khi ra Hội đồng giám định y khoa kết luận mức độ là đặc biệt nặng; từ việc không đồng nhất về kết luận mức độ khuyết tật đã gây khó khăn, cản trở cho Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã và gây bức xúc trong dư luận.
Trên cơ sở đó, nhóm chuyên gia cũng đề xuất xem xét sửa đổi định nghĩa “NKT” một cách toàn diện hơn, phù hợp hơn với định nghĩa của CRPD về NKT. Đề nghị điều chỉnh dạng tật theo các quy định của Tổ chức y tế thế giới – WHO. Nghiên cứu để quy định bổ sung vào Luật NKT năm 2010 (khoản 1 Điều 3) dạng tật “tự kỷ” thành một dạng tật riêng tách bạch với các dạng tật khác. Tách KT nghe, nói thành 2 dạng KT riêng.
Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Trung Thành, Phó Phòng Chính sách trợ giúp xã hội (Cục Bảo trợ xã hội) đã giới thiệu kế hoạch và dự kiến một số nội dung sửa đổi Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Theo đó, thực hiện Nghị định 20, đến nay cả nước có khoảng 3,356 triệu người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng và hơn 349 nghìn hộ gia đình đang chăm sóc NKT đặc biệt nặng và hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội. Hàng năm, ngân sách Nhà nước đã bố trí hơn 27.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và cấp thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã  hội.
Theo Cục Bảo trợ xã hội, dự kiến nội dung sửa đổi Nghị định 20 gồm: Nâng mức hưởng chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội để đảm bảo đời sống cho nhóm đối tượng này phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Bổ sung đối tượng trợ giúp xã hội là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được quy định hưởng chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm: trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em; trẻ em có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận xung quanh các vấn đề: Nhận diện nhóm đối tượng khó khăn trên địa bàn; Những thách thức trong tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại địa phương; Đề xuất giải pháp thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; Quy trình tham mưu xây dựng chính sách an sinh xã hội…/.
Theo Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang