Tăng cường phối hợp công tác về hoạt động tố tụng giữa Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và Cơ quan tiến hành tố tụng

(ĐHVO). Ngày 21/04, tại Hội trường lớn của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã diễn ra Hội nghị phối hợp công tác tố tụng giữa Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội với Cơ quan tiến hành tố tụng.


Tham dự Hội nghị có bà Nguyễn Thị Lan Hương – Trường phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính và cải cách tư pháp, bà Phạm Thị Nguyên Hạnh – Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan thành phố, bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, ông Nguyễn Hữu Chính – Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, ông Đào Thịnh Cường – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội, Luật sư Đào Ngọc Chuyền – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cùng các đồng chí thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng và các luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Luật sư Đào Ngọc Chuyền – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nhấn mạnh việc bảo vệ quyền con người thông qua quyền bào chữa của luật sư và sự cần thiết trong công tác phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội trong việc chỉ định người tham gia bào chữa.

Hiến pháp Việt Nam và Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã ghi nhận việc chỉ định luật sư tham gia bào chữa của cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền được bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của con người, của công dân, một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm 03 cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) có thẩm quyền chỉ định người bào chữa khi người buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa trong trường hợp:

(i) Bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

(ii) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi.

Trong đó, người có nhược điểm về thể chất là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức là người do tình trạng thể chất không ổn định (mù, câm, điếc, khuyết tật,…) nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi. Quy định pháp luật này cho thấy, trong trường hợp người khuyết tật bị buộc tội theo quy định của Bộ luật hình sự nhưng Đảng và Nhà nước vẫn dành cho họ sự quan tâm hơn đối với những đối tượng này, bởi lẽ họ được coi là người yếu thế, kém may mắn trong xã hội.

Mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ của mình trong tố tụng hình sự đảm bảo thực thi quyền con người, hướng tới sự tốt đẹp của pháp chế xã hội chủ nghĩa – mỗi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Do vậy, sự phối hợp nhịp nhàng của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm hướng tới giải quyết những vụ án có luật sư chỉ định góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ của mỗi cơ quan, vì mục tiêu chung của toàn xã hội.

Hiện nay, công tác phối hợp của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội với các cơ quan tiến hành tố tụng đã và đang được thực hiện ngày càng hiệu quả khi trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đều cử luật sư tham gia 100% các án chỉ định, cơ quan tiến hành tố tụng chủ động đưa yêu cầu chỉ định gửi Đoàn Luật sư để chỉ định luật sư… từ đó, quyền được bảo vệ của công dân càng được đảm bảo.


Báo cáo tổng kết hàng năm của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội về công tác phân công, phối hợp thực hiện án chỉ định từ năm 2017 cho đến tháng 03/2023

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các đại biểu cũng tập trung làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp có thể kể đến như: nhận thức về vai trò của luật sư chỉ định chưa được cơ quan tiến hành tố tụng thực sự coi trọng; chưa có sự phối hợp liên ngành của các cơ quan, tổ chức; quy định pháp luật về thực hiện án chỉ định còn chưa đồng bộ, thống nhất; các vụ án có luật sư chỉ định thường rất phức tạp; thù lao của luật sư chỉ định chưa tương xứng với công sức thực sự bỏ ra,… Nguyên nhân chính của những hạn chế này được Luật sư Đào Ngọc Lý – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phân tích là phát sinh từ tinh thần, thái độ ứng xử chưa thật sự phù hợp giữa các bên, thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Do đó, từ những kết quả cũng như khó khăn, vướng mắc nêu trên, dưới sự tham luận khách quan, các cơ quan đã thống nhất được một số kiến nghị, đề xuất như sau:

Thứ nhất, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về án chỉ định và vai trò của luật sư trong vụ án chỉ định;

Thứ hai, cần có sự quán triệt và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chi trả thù lao luật sư đúng theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, cần ban hành và thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động thực hiện án chỉ định giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Dưới tinh thần sẵn sàng chia sẻ khó khăn, vướng mắc và sự lắng nghe, Hội nghị phối hợp công tác về hoạt động tố tụng giữa Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và các cơ quan tiến hành tố tụng đã diễn ra thành công tốt đẹp. Với những giải pháp, kiến nghị đã được đề ra, trong thời gian tới, hy vọng rằng giữa các cơ quan sẽ có sự phối hợp sâu rộng, đạt hiệu quả cao, từ đó bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang