Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân nói chung và người khuyết tật nói riêng

(ĐHVO). Chiều ngày 26/04/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam phối hợp cùng Vụ Phổ biến Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức buổi làm việc triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.

Tham dự buổi làm việc có ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; ông Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp); bà Ngô Quỳnh Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật; bà Nguyễn Thị Thạo – Trường phòng Quản lý công tác Tiếp cận và Tổng hợp, Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật;  ông Đỗ Huy Hùng – Chánh Văn phòng Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Thái – Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Đồng hành Việt, Phó Ban truyền thông Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; ông Bùi Phan Anh – Chủ tịch hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Khoa học và Bổ trợ pháp lý cùng các đồng chí là cán bộ, nhân viên của Liên hiệp hội và Bộ Tư pháp.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật đã bày tỏ niềm hân hoan khi có sự phối hợp với Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam tổ chức buổi làm việc hết sức ý nghĩa, hướng tới việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân, đặc biệt là người yếu thế. Trong đó, ông Quốc nhấn mạnh mục tiêu xây dựng, tổ chức, triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.


Người khuyết tật luôn là một trong các đối tượng được nhà nước dành nhiều sự quan tâm và tạo điều kiện tiếp cận pháp luật một cách tích cực thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách pháp luật. Trong đó, việc hợp tác giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội,… nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật là nhiệm vụ cần thiết và tất yếu.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã trình bày tóm tắt nội dung Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” và có sự thảo luận sôi nổi giữa các đồng chí tham dự.

Theo Đề án, hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thói quan tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân đặc biệt là người yếu thế; nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân, Liên hiệp hội cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, truyền thông về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án đến các đơn vị thuộc phạm vi quản lý bằng hình thức phù hợp; ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện đề án;  theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án.

2. Trên cơ sở và bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, trong đó xác định rõ các hoạt động để thực hiện Đề án;  phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc;  chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện Đề án tại cơ quan, tổ chức.

3. Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp thông tin, pháp điển hóa đáp ứng yêu cầu thông tin, pháp lý của thành viên, hội viên;  xây dựng và triển khai những cách làm hay, mô hình sư phạm pháp luật hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của hội viên, đoàn viên của tổ chức mình;  xây dựng, duy trì các nhóm nòng cốt, nhóm cộng tác viên có kiến ​​thức, kinh nghiệm, kỹ năng TGPL, giải thích pháp luật, qua đó hỗ trợ hội viên, thành viên thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu tổ chức giao các đơn vị trực thuộc làm đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện Đề án;  định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của hội để Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp trong báo cáo công tác tư pháp hàng năm.  Báo cáo được gửi đến Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp thi hành pháp luật trung ương (qua Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng phối hợp thi hành pháp luật trung ương.

Sau thời gian làm việc nghiêm túc, cùng với sự lắng nghe, chia sẻ, buổi làm việc giữa Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam với Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Người khuyết tật đã, đang và sẽ luôn được quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện để tiếp cận với các quy định của pháp luật. Buổi làm việc với những giải pháp, kiến nghị sẽ mở ra những ánh sáng mới giúp người dân nói chung và người khuyết tật nói riêng nâng cao hiểu biết, hướng tới sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Hi vọng các cơ quan tổ chức sẽ tiếp tục phối hợp sâu rộng, hiệu quả để đảm bảo tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân Việt Nam.

Hồng Liên

 


Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang