Tăng cường công tác phòng, chống nạn “đội lốt” hàng Việt

(ĐHVO) Hiện nay, hàng hóa có xuất xứ nước ngoài nhưng đội lốt nhãn mác, xuất xứ Việt Nam. Theo đó,nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và trục lợi từ những ưu đãi do các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mang lại. Vì lẻ đó, trong thời gian qua hàng hóa Việt Nam đãxuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, với sự tiếp tay của không ít cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Hàng Việt trước nguy cơ bị “đội lốt” xuất xứ. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Tổng cục Hải quan vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ một lô hàng nhôm trị giá lớn định “đội lốt” xuất xứ Việt Nam (VN) để xuất khẩu sang Mỹ. Được biết, việc “hô biến” này là để hưởng lợi do sự chênh lệch về thuế quan. Do vậy, nhôm của VN xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, thì nhôm của Trung Quốc (TQ) xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%.

Mới đây, Tổng cục Hải quan cũng phối hợp với các đặc vụ của Bộ An ninh nội địa Mỹ đến VN để phối hợp điều tra… Trong đó, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều lô hàng nhập khẩu từ TQ có dấu hiệu giả mạo xuất xứ VN. Các nhóm hàng bị “đội lốt” là dệt may, da giày và túi xách; máy vi tính; điện tử và linh kiện; điện gia dụng và linh kiện; điện thoại và linh kiện; sắt thép và các sản phẩm sắt thép; gỗ và các sản phẩm gỗ… Sau khi nhập vào VN, các lô hàng này được thay “da” đổi“thịt” bỏ bao bì, ghi “Made in Việt Nam”, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…

Thực tế, trước đây hàng hóa nước ngoài có chất lượng thấp xâm nhập tràn lan vào thị trường Việt Nam đã gây mất niềm tin nghiêm trọng với người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, lâu nay đã có hiện tượng đội lốt hàng Việt Nam để đánh lừa người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, đến khi Việt Nam tham gia hàng loạt FTA thế hệ mới với mức độ ưu đãi rất cao từ các nước tham gia khác, nhất là khi các nước bắt đầu áp dụng mạnh tay các biện pháp phòng vệ thương mại với nhiều lý do khác nhau, các đối tượng gian thương lại càng ráo riết tìm mọi cách cho hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam nhiều hơn.

Trong khi đó, trước bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang. Qua đó,hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao, nhất là TQ sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào VN. Ngay sau đó, sẽ được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU…Đây cũng là điều mà các cơ quan chức năng dự báo trước. Theo Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, các bộ, ngành chức năng và các địa phương đã lên kế hoạch, đẩy mạnh việc phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, giả xuất xứ VN. Mặc dù vậy, các hành vi gian lận thương mại, lợi dụng xuất xứ VN để xuất khẩu hàng sang nước thứ 3 để trục lợi vẫn diễn ra.

Bên cạnh đó, hàng hoá TQ đội lốt hàng VN tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác hại khôn lường, điển hình: Hàng VN có thể bị điều tra chống bán phá giá hoặc chống lẩn tránh thuế, thậm chí bị áp thuế trừng phạt với mức cao nhất từ các quốc gia nhập khẩu. Mặc khác, bên cạnh việc thị trường xuất khẩu của VN bị thu hẹp mà còn đẩy nhiều DN trong nước đến chỗ đình đốn, phá sản. Đặc biệt, hình ảnh, uy tín và thương hiệu quốc gia còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chắc rằng, việc “đội lốt” hàng hóa VN trong thời gian tới đây cũng sẽ không dừng lại. Các đối tượng xấu trong và ngoài nước sẽ tìm cách cho hàng hóa nước ngoài “đội lốt” hàng Việt nhiều hơn, dưới nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi hơn. Điều đó đòi hỏi Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, các bộ, ngành chức năng và các địa phương quyết liệt thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”, để bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng VN, quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của các DN sản xuất, kinh doanh chân chính.

Song song với đó, cần nắm chắc tình hình địa bàn để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ VN, lợi dụng xuất xứ VN để xuất khẩu sang nước thứ ba. Ngoài ra, việc tăng cường siết chặt lại hoạt động cấp chứng nhận xuất xứ (C/O), áp dụng các biện pháp chế tài đủ mạnh – thậm chí là tội hình sự, với các hành vi gian lận thương mại thay vì chỉ xử phạt hành chính như hiện nay.

Cùng với đó, các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng và nhận rõ các nguy hại từ hành vi trực tiếp hoặc tiếp tay cho doanh nhân, doanh nghiệp nước ngoài dùng hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam. Đồng thời, với những hành vi gian lận thương mại, gây thiệt hại cho lợi ích của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, mà còn là hành vi phá hoại hình ảnh, uy tín và thương hiệu quốc gia. Bởi, cơ hội phát triển quý báu mà các cơ quan Nhà nước đã phải rất vất vả đàm phán mang lại cho hàng hóa, doanh nghiệp và nước nhà. Theo đó, việc hàng hóa nước ngoài phải đội lốt hàng Việt Nam chính là bài học nhãn tiền cho hành vi vì lợi ích trước mắt mà phá hủy niềm tin, uy tín của người tiêu dùng vào các sản phẩm đại diện cho hình ảnh một quốc gia trên thị trường quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các quy định về quy tắc xuất xứ, pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; Hết sức cẩn trọng khi liên kết với DN nước ngoài, không tiếp tay cho mọi ý định, hành vi giả mạo, gian lận xuất xứ VN để xuất khẩu các sản phẩm “đội lốt” sang các thị trường Mỹ, EU… Đừng vì lợi ích nhất thời mà tham gia vào việc dán nhãn “Made in Vietnam” vào các sản phẩm hàng hóa của nước ngoài. Đó không chỉ đơn thuần là hành vi gian lận thương mại, gây thiệt hại cho lợi ích của DN, hàng hóa VN mà còn là hành vi phá hoại hình ảnh, uy tín và thương hiệu quốc gia.

Như vậy, khi chữ tín được xây dựng, vun đắp trong thời gian rất lâu mới thành. Tuy nhiên, rất dễ bị tổn hại và rất khó khôi phục một khi đã bị tổn hại. Vì vậy, các doanh nghiệp, doanh nhân phải tự mình tránh xa những việc làm trục lợi, vô liêm sỉ sẽ tốt hơn rất nhiều khi bị phát hiện và xử lý bởi luật pháp. Rõ ràng, uy tín gây dựng cả đời không chỉ tiêu tan trong chốc lát mà tiếng xấu còn mang mãi sau này…

Minh Sơn – Ngọc Danh

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang