Tấm vé số trên tay những người khuyết tật

(ĐHVO). Sài Gòn là nơi có thời tiết khí hậu hai mùa rõ rệt, nhưng dù trời nắng hay trời mưa thì khi đi ra ngoài đường bạn vẫn bắt gặp hình ảnh của những nguời khuyết tật ngồi trên chiếc xe lăn, tay cầm những tấm vé số rong ruổi khắp các con đường ngõ hẻm để kiếm sống…

Từ hành trình mưu sinh chưa bao giờ là dễ dàng…

Sinh ra không lành lặn được như người khác, trên cơ thể mang những khiếm khuyết có thể sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt, lao động, thế nhưng người khuyết tật hằng ngày vẫn cố gắng lao động, nuôi sống bản thân và gia đình. Có những người vì không muốn phụ thuộc vào gia đình, có những người phải bươn chải nuôi sống bản thân, gia đình hay có những người muốn cống hiến cho xã hội – họ đều có một đặc điểm chung – đó là đều đang làm việc, bất kể thời gian lúc nào. Thế nhưng, hành trình mưu sinh ấy, lại chưa bao giờ là dễ dàng với người khuyết tật.

Tam-ve-so-tren-tayNKT-Donghanhviet

(Ảnh: PV)

Đến câu chuyện tấm vé số trên tay những người khuyết tật

Có một hình ảnh ta vẫn hay thấy khi đi ngang qua những con phố của Sài Gòn là hình ảnh của những em bé, những cụ già ngồi xe lăn di chuyển khắp các con phố nẻo đường để bán những tấm vé số. Mỗi tấm vé số được bán ra đều đổi lại được nụ cười từ người bán. Dù trời nắng hay mưa, hành trình ấy dường như chưa bao giờ ngừng nghỉ bởi đó không chỉ là công việc hằng ngày của họ, đó còn là kế mưu sinh – nằm trên những tấm vé số bán ra.

Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng trên con đường mưu sinh ấy. Đó là trường hợp những người khuyết tật đi bán vé số nhưng cả ngày chỉ bán được một vài vé, rồi trường hợp bị cướp vé số và tiền bán vé. Hiện nay chưa có cơ chế nào để bảo vệ những người khuyết tật đang hằng ngày làm công việc bán vé số này.

Tam-ve-so-tren-tayNKT-Donghanhviet

Ảnh minh họa, nguồn: internet

Cần sự quan tâm từ các cơ quan chức năng và cả cộng đồng xã hội

Hiện nay Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm nhất định dành cho người khuyết tật như trong công tác tạo việc làm, giáo dục, tham gia hoạt động xã hội. Tuy nhiên đối với những công việc mang tính cá biệt và gặp nhiều rủi ro dành cho người khuyết tật như bán vé số càng cần những chính sách hỗ trợ cụ thể hơn, thiết thực hơn.

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Chỉnh phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19, từ ngày 01/4/2020 đến ngày 15/4/2020 không tổ chức bán vé xổ số kiến thiết. Ngày 24 tháng 4 năm 2020, Thủ tướng ban hành quyết định số 15/2020/QĐ-TTg Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-19, tại khoản 1 Điều 7 có nêu:

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

a) Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020;

b) Cư trú hợp pháp tại địa phương;

c) Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe”.

Nhà nước đã ban hành các chính sách kịp thời để hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong đại dịch covid-19 khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, trong đó có những người bán lẻ xổ số lưu động. Từ khi Thủ tướng ban hành quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, nhiều địa phương đã có các chính sách hỗ trợ thiết thực đối với người bán vé xổ số, trong đó đa số là người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn. Điều này góp phần hỗ trợ cuộc sống của những người khuyết tật bán vé xổ số vốn đã khó khăn khi gặp đại dịch Covid-19.

Mong rằng chúng ta khi đi trên đường bắt gặp hình ảnh những người khuyết tật đang bán vé số, nếu tiện có thể dừng xe, dừng bước chân để quay đầu lại một lần giúp đỡ họ bởi chúng ta không cầu mình sẽ là người may mắn trúng được vé số mà chỉ đơn giản, chúng ta đang thể hiện sự quan tâm, tấm lòng sẻ chia dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta. Chỉ bằng một hành động nhỏ này thôi cũng sẽ tiếp thêm động lực cho những con người đang không quản nắng mưa vì mưu sinh cuộc sống ấy.

Và cuối cùng, có một câu nói của Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Đào Hồng Lan tại “Hội nghị Biểu dương doanh nghiệp tiêu biểu tạo việc làm đối với người khuyết tật lần thứ nhất” rất đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm “…Với tinh thần tương thân tương ái, những tấm lòng vàng đó đã cho đi một quả ngọt sẽ nhận được nhiều trái ngọt hơn…”./.

Ninh Hương

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang