Tại sao đa phần trẻ em khuyết tật không đến trường?

(ĐHVO). Những đứa trẻ khuyết tật vẫn luôn có niềm mong ước là được đi học như bao trẻ khác. Nhưng có quá nhiều rào cản khiến các em không thể đến trường và những rào cản đó lại xuất phát từ phía gia đình các em.

Đa số các bậc làm cha mẹ đều muốn con em mình được đến trường và hưởng nền giáo dục đầy đủ. Vậy nhưng, đối với nhiều gia đình có trẻ khuyết tật, các phụ huynh đã không muốn cho con em mình đi học vì nỗi lo ngại về baọ lực học đường hay sự phân biệt đối xử từ những người xung quanh đối với các em. Chính những nỗi lo ấy đã tạo ra vô vàn lý do để cha mẹ không đưa trẻ khuyết tật đến trường, thậm chí là không cho trẻ đi học. Theo nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu, nỗi lo ngại nhất của bậc phụ huynh có con khuyết tật không tới trường:

(Ảnh Internet)

Một là, những nỗi lo ngại về an toàn với trẻ. Tại nhiều trung tâm giáo dục có đội ngũ giáo viên không được đào tạo bài bản và họ cũng không biết cách giúp trẻ khi có các vẫn đề sức khỏe xảy ra. Thêm vào đó, việc trẻ khuyết tật bị kì thị, xa lánh, trêu trọc và bắt nạt tại trường có thể xảy ra bất cứ khi nào mà giáo viên cũng như phụ huynh không thể nắm bắt và kiểm soát được.

Hai là, vấn đề về nhận thức. Nhiều phụ huynh lo ngại các trẻ gặp hạn chế nhận thức khó có thể tiếp cận với chương trình giáo dục bình thường và trẻ có thể sẽ bị tụt hậu so với các bạn cùng trang lứa. Chính vì vậy, nhiều trẻ khuyết tật trí tuệ không có cơ hội tham gia học tập tại các trường học thông thường mà chỉ có thể tham gia các trường chuyên biệt. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện đưa con em mình vào các trường dành riêng cho trẻ em đặc biệt. Do đó nhiều trẻ khuyết tật phải ở nhà thay vì được tới lớp học.

Ba là, vấn đề về những khó khăn trong việc đi lại. Đây có lẽ là rào cản lớn nhất đối với đa số trẻ em khuyết tật đặc biệt là các em khuyết tật vận động. Thông thường, các trẻ khuyết tật vận động thường gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt và cần đến sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào người thân các em cũng có thời gian và điều kiện hàng ngày đưa đón các em đi học. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian trẻ học tại trường, phụ huynh không thể kiểm soát và giúp đỡ con em trong việc đi lại. Đồng thời, các giáo viên cũng không thể theo sát tất cả các em nên các em có nhiều vấn đề không chủ động được như các bạn cùng trang lứa.

Bốn là, nỗi lo ngại về tài chính. Như đã phân tích, nhiều trẻ khuyết tật trí tuệ không tham gia vào môi trường giáo dục chung mà cần phải học ở những trường chuyên biệt với mức học phí không hề thấp. Ngoài ra, việc giáo dục một trẻ khuyết tật cần tốn thời gian, công sức và tài chính gấp nhiều lần so với việc dạy dỗ một trẻ bình thường. Do đó, Nhiều gia đình tuy rất mong muốn con em mình có thể đến trường nhưng không có khả năng tài chính đủ để cho các em được đi học. Đây cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn tới việc số lượng trẻ khuyết tật đến trường giảm mạnh trong khoảng thời gian chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở.

(Ảnh Internet)

Có thể thấy, phụ huynh của trẻ khuyết tật luôn mong muốn con mình sẽ có được môi trường học tập tốt nhất. Bên cạnh đó, họ cũng vô cùng lo lắng về sự an toàn cũng như khả năng thu nạp kiến thức và khả năng hòa nhập cộng đồng của các em. Chính những nỗi lo này lại vô tình trở thành những rào cản khiến các em không được tới trường.

Ngọc Châm

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang