Sự tự tin nuôi sống tâm hồn người khuyết tật

(ĐHVO). Sự tự tin là điều cần có ở mỗi  người nói chung và người khuyết tật nói riêng. Đôi khi sự tự tin ấy không chỉ giúp người khuyết tật tiếp thêm nghị lực sống mà còn giúp người khuyết tật đi đến thành công.

Cuộc sống của người khuyết tật là cả một hành trình. Ngày còn nhỏ, dù là bẩm sinh hay chẳng may gặp bạo bệnh, biến chứng khiến cơ thể không được lành lặn, sinh hoạt hàng ngày phải trông cậy vào đi học bị bạn bè trêu chọc, xa lánh. Phần lớn các em sẽ cảm thấy tự ti, dần thu người lại, tạo khoảng trống đủ an toàn cho bản thân. Các em lớn lên trong môi trường tự ti, không có bạn bè thân thiết, đồng cảm với hoàn cảnh của bản thân. Và cũng có ít ai phá bỏ được rào cản ấy, tự tin vượt qua, hòa nhập cộng đồng.

Khi lớn lên một chút, người khuyết tật sẽ cảm thấy luôn bị trở ngại trong tình yêu, cuộc sống, công việc, sự nghiệp, mọi thứ bủa vây lớn dần theo độ tuổi. Không chỉ do ánh mắt chê cười, soi mói hay thương hại của xã hội mà còn là tiếng tự cười cho chính bản thân người khuyết tật. Đó là tiếng cười trừ cho sự tự ti của chính người khuyết tật, họ ngại tiếp xúc với người khác, họ đóng cửa cho những quan tâm, yêu thương từ người thân, cộng đồng xã hội luôn dành sự quan tâm chân thành đến những người yếu thế. Thậm chí một số người khuyết tật không đủ tự tin giành lấy sự yêu thương cho bản thân mình. Phải chăng đó chính là nguyên nhân cốt lõi làm cản trở các người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, đón cơ hội bứt phá khả năng của bản thân.

Sự tự tin là điều rất cần thiết, đem đến một sức mạnh cho người khuyết tật giúp họ vươn lên làm chủ số phận, làm chủ cuộc sống của mình, tự tin hòa nhập với cộng đồng. Điều này đã được chứng minh bởi biết bao tấm gương khuyết tật có nghị lực sống phi thường, không mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân để làm nên những kì tích, trở thành nguồn cảm hứng cho biết rất nhiều người không chỉ cộng đồng người khuyết tật mà còn là bài học cho tất cả mọi người.

Có biết bao tấm gương thành công trong cuộc sống nhờ có được sự tự tin vào bản thân. Câu chuyện “Bàn chân kỳ diệu” truyền cảm hứng cho bao thế hệ học trò tiểu học, kể về cậu học trò bị liệt cả hai tay nhưng vẫn cố gắng rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay để học tập và làm mọi việc. Thầy Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo ưu tú Việt Nam với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của số phận. Với những nỗ lực không ngừng của mình, thầy trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân”.

Nhà giáo Nguyến Ngọc Kí (Ảnh: Internet)

Helen Keller – một nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Nếu không có sự tự tin vào bản thân, có lẽ một người như Helen Keller đã không thể đạt được thành công và còn được tạp chí Time xếp vào danh sách một trăm nhân vật tiêu biểu của thế kỷ XX.

Nhà văn Helen Keller (Ảnh: Internet )

Hay như câu nói truyền cảm hứng của Nhạc sĩ Hà Chương: “Với tôi, chỉ có khuyết tật tâm hồn mới đáng sợ, chứ khuyết tật cơ thể thì không vấn đề gì”. Không những chơi nhạc, Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương đã cho ra đời một cuốn tự truyện nổi tiếng “Nhắm mắt nhìn sao”, thành công truyền cảm hứng cho rất nhiều người đang gặp khó khăn hay đang mất phương hướng trong cuộc sống đặc biệt là người khuyết tật. Nhạc sĩ cũng đã thành công trong việc truyền động lực cho mọi người bài học về tinh thần lạc quan, sự tự tin, cách chấp nhận và vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống bằng chính nghị lực, sự cố gắng của bản thân.

(Ảnh: Internet)

Trong cuộc sống sự tự tin đóng vai trò rất lớn đối với thành công, đích đến của mỗi người. Không chỉ riêng đối với người khuyết tật, sự tự tin cũng như ý chí, nghị lực hay lòng dũng cảm, nó chính là thước đo của con người và cũng là kim chỉ nam để con người vươn tới thành công.

Cuộc sống của người khuyết tật dù sẽ chậm lại hơn so với những người bình thường, họ sẽ gặp khó khăn trong nhiều vấn đề nhưng không vì thế mà cho phép bản thân không làm, không hành động từ đó ỷ lại, mặc kệ mọi thứ. Nhà diễn giả truyền cảm hứng Nick Vujicic đã từng nói “Ai có sự tự ti mới là người khuyết tật“, hãy tự tin chiến đấu với số phận, hòa nhập với cộng đồng, đón lấy cơ hội bứt phá giới hạn bản thân.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang