Sự sống mãnh liệt của những mảnh đời mang nỗi đau da cam

(ĐHVO). Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau để lại cùng di chứng chất độc da cam/ Dioxin vẫn còn dai dẳng. Người ta vẫn nói “Nạn nhân chất độc da cam là những người khổ nhất trong những người khổ nhất, nghèo nhất trong những người nghèo nhất”.

Chất độc màu da cam mà đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam thời chiến tranh đã tạo nên nỗi kinh hoàng cho thế hệ sau của những người đã từng sống ở những khu vực đó. Những đứa trẻ vô tội, tật nguyền dị dạng, vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống được thì sức khoẻ, trí tuệ thậm chí cả hình hài đều không bình thường… Những sinh linh quái dị tội nghiệp ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn đến tê tái của người thân, gia đình và toàn xã hội.

Hình ảnh một cậu bé bị cụt tay vì nhiễm chất độc màu da cam (Nguồn: Internet)

Những nỗi đau, di chứng da cam trên thân thể các nạn nhân khó nói hết bằng lời. Nỗi đau đớn về thể xác của các em đã lớn nhưng nỗi đau đớn, dày vò về tinh thần của các em và gia đình, dòng họ… còn lớn gấp trăm lần. Từ khi sinh ra đã không may bị nhiễm chất độc màu da cam, sống, học tập và làm việc không được như bao người bình thường khác. Những bệnh tật hiểm nghèo và số phận bất hạnh đeo đẳng các em suốt đời khiến cho hoàn cảnh sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn nhưng bằng ý chí và nghị lực các em vẫn đang từng ngày cố gắng vượt qua nỗi đau ấy, nỗ lực phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội.

Đối với những người không may mắn bị nhiễm chất độc màu da cam mặc dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn tự nhận thức được rằng so với những người bình thường khác họ gặp phải trở ngại, khó khăn, khác biệt gì. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam, anh Nguyễn Văn Quang từng là nạn nhân da cam/dioxin, bằng sự cố gắng nỗ lực anh đã trở thành nhân viên của Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật Quảng Nam. Ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ nạn nhân, anh Nguyễn Văn Quang còn là người hướng dẫn, chỉ dạy nghề may và làm hương truyền thống cho hàng chục học viên tại trung tâm có cùng số phận hoàn cảnh với mình.

Anh Nguyễn Văn Quang hướng dẫn các học viên (Nguồn: www.quangnam.gov.vn)

Ngoài kia còn biết bao nhiêu những mảnh đời bất hạnh khác đang mang trong mình nỗi đau bị nhiễm chất độc màu da cam. Họ vẫn luôn cố gắng nỗ lực từng ngày chiến đấu với nỗi đau dai dẳng ấy. Có thể thấy rằng, trên những vết thương và nỗi đau dai dẳng của căn bệnh quái ác ấy, sự sống mãnh liệt nảy sinh từ khát vọng, ý chí của con người giúp tạo nên những tấm gương sáng đầy nghị lực. Những tấm gương ấy đã và đang thắp sáng, tiếp thêm động lực cho những người không may bị nhiễm chất độc màu da cam vươn lên trong cuộc sống.

Chính vì họ nhận thức được bản thân mình đang gặp trở ngại gì, vì thế họ khao khát ước muốn hòa nhập, muốn sống cuộc sống như những người bình thường khác. Họ muốn bản thân mình không hề yếu kém hơn ai trong mắt những người xung quanh. Sự khao khát cùng với những lời động viên chân thành từ những người thân, bạn bè, và những người xung quanh cũng tạo nên động lực để họ cố gắng hết mình, biến ước mơ của mình hóa thành nghị lực, sự quyết tâm cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được những gì bản thân mình mong muốn. Hay có thể nói chính sự “ương bướng”, không chịu thua số phận giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.

Không những thế những người không chịu thua số phận ấy, họ đã biến chính những khuyết điểm của bản thân mình trở thành sức mạnh, trở thành những nỗ lực để họ quyết tâm làm mọi việc. Họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích. Họ khao khát được đóng góp nhiều cho xã hội bằng nhiều cách khác nhau: phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội… Họ là những tấm gương sáng, tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời mình.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang