Sự kiện truyền thông “Tiếng nói của chúng em”

Ảnh do PVĐHV thực hiện

Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cũng luôn dành nhiều sự quan tâm đến nhóm đối tượng này. Trong những năm qua, Liên hiệp hội đã phối hợp với Unicef và một số tổ chức phi chính phủ thực hiện các nghiên cứu, đánh giá, việc thực thi chính sách, pháp luật đối với trẻ em khuyết tật trong công tác bảo trợ, y giáo dục, việc làm… Gần đây nhất, Liên hiệp hội đã phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP tổ chức thành công trại hè hạnh phúc cho 50 trẻ khuyết tật và 20 trẻ không khuyết tật trong 03 ngày từ 28-30/06/2022 tại TP. Tuy Hòa, Phú Yên.

Sáng nay, tại Công viên Thống Nhất, Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (acdc) là một đơn vị trực thuộc Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Save the Children tổ chức Sự kiện truyền thông “Tiếng nói của chúng em”. Đây là dự án “Phòng chống bạo lực thể chất tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ khuyết tật”.

Ông Đặng Văn Thanh- Phó Chủ Tịch thường trực Liên Hiệp Hội về Người khuyết tật Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Ông Đặng Văn Thanh-Phó Chủ Tịch thường trực Liên Hiệp Hội về Người khuyết tật Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Việt Nam có khoảng 25 triệu trẻ em, trong đó trẻ em khuyết tật là khoảng hơn gần 1 triệu trẻ em khuyết tật. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đối với trẻ em nói chung, nhất là trẻ em khuyết tật nói riêng, đảm bảo thực hiện quyền của trẻ em, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện, góp phần bảo vệ và tạo điều kiện, môi trường sống phù hợp với trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật.

Sự quan tâm đó được thể hiện bằng việc ban hành các quy định chính sách pháp luật cụ thể: Việt nam là nước đầu tiên tại Châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước quyền trẻ em vào năm 1990 và ngay sau đó Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và nay là Luật Trẻ em năm 2016. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về người khuyết tật cũng quy định rõ quyền của trẻ em khuyết tật như Pháp lệnh Người tàn tật 1998 nay là Luật Người khuyết tật 2010; Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam ký tham gia 2007 và phê chuẩn 2014 cùng nhiều đề án, chương trình trợ giúp cũng như lồng ghép trong các Bộ luật, luật chuyên ngành…. Tại Điều 23 Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã Quy định rõ trẻ em khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần có quyền được chăm sóc, giáo dục và diều trị đặc biệt để giúp các em có cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ, được bảo đảm phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lập và hoà nhập với xã hội của các em ở mức độ cao nhất. Và tại Điều 35 Luật Trẻ em của Việt Nam cũng quy định “Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội. Như vậy, về cơ bản, pháp luật và chính sách đã có những quy định tương đối dầy đủ nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em trong đó bao gồm trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định, đặc biệt là đối với trẻ em khuyết tật là nhóm đối tượng yếu thế phải chịu nhiều tác động đến từ các vấn đề của cả trẻ em lẫn tình trạng khuyết tật hay nghèo đói. Cũng chính từ đó khiến trẻ khuyết tật dễ bị bỏ quên, không được đối xử công bằng hay dễ bị phân biệt đối xử trong các hoạt động, vẫn còn trẻ em bị bạo hành, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động; các trung tâm bảo trợ, các cơ sở dành cho trẻ khuyết tật còn ít; nhận thức của một bộ phận không nhỏ trong xã hội chưa thực sự đầy đủ về quyền của trẻ em trong đó bao gồm cả trẻ em khuyết tật.

Ảnh do PVĐHV thực hiện

Qua những hoạt động này, Liên hiệp hội mong muốn hoạt động sẽ góp phần nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực thi chính sách đối với trẻ em nhất là trẻ em khuyết tật, để trẻ em thực sự được thụ hưởng quyền, được bày tỏ quan điểm có tiếng nói và chứng tỏ khả năng của mình trong cuộc sống, trong xã hội.

Đồng thời, hy vọng hoạt động này sẽ được lan tỏa và nhân rộng, qua đó trẻ em khuyết tật được tham gia bình đẳng và đầy đủ vào cộng đồng, xã hội để trẻ em không bị bỏ lại phía sau đúng như câu ngạn ngữ “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”

Toàn cảnh sự kiện (do PV ĐHV thực hiện)

Sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp nhằm hướng tới mục tiêu vì hạnh phúc cho người khuyết tật đặc biệt là trẻ em khuyết tật.

PVĐHV T/h

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang