Sẽ không còn những cuộc gọi đòi nợ không liên quan?

(ĐHVO) Hiện nay, tình trạng nhắc nợ, đòi nợ của Công ty tài chính có phần mang tính “khủng bố”, đe dọa khách hàng đang diễn ra khá tràn lan.

Đơn cử như gọi điện thoại lúc 1 – 2 giờ sáng hay đăng lên Facebook, đòi nợ người thân hay bạn bè của người đi vay bằng những lời lẽ xúc phạm nhân phẩm, hoặc bằng các hành vi gây rối… Đây chính là hành vi vi phạm quyền riêng tư, cũng như không đảm bảo bí mật thông tin khách hàng của các công ty tài chính đang diễn ra ngày càng phổ biến.

Qua đó, theo Thông tư 18/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định, các công ty tài chính không được nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chính vì vậy, Luật sư Đinh Nguyên (Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) bày tỏ quan điểm cho thấy Quy định mới này sẽ khắc phục được phần nào những bất cập trước đây tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN. Qua đó, hạn chế tình trạng các công ty tài chính quấy nhiễu, làm phiền đến đời sống của người vay nợ và những người xung quanh không liên quan đến khoản nợ.

Luật sư Đinh Nguyên (Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Thông tư 18/2019/TT-NHNN có hiệu lực, thể hiện nhiều điểm mới phù hợp với tình hình xã hội hiện nay và phần nào khắc phục được tình trạng đòi nợ tràn lan, ảnh hưởng tới người dân. Cụ thể, luật nghiêm cấm hình thức thu hồi nợ bằng biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ.

Cấm nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ tới người thân của khách hàng. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, từ 01/01/2020, các công ty tài chính không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Các quy định pháp luật siết chặt hơn các quy định đối với công ty tài chính trong việc thúc giục đòi nợ khách hàng nhưng cũng quy định mở cho các công ty tài chính bởi trước khi ký hợp đồng vay tiêu dùng, khách hàng và công ty tài chính có thể làm rõ với nhau về các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay tiêu dùng và có xác nhận của khách hàng để khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.

Luật đã siết chặt, thế nhưng công tác thực thi trên thực tế như thế nào và liệu có vướng mắc và khó áp dụng? Chẳng hạn những số điện thoại nhắc, đòi nợ không phải của công ty mà do cá nhân hay tổ chức khác thực hiện, điện cho người vay và bạn bè, người thân đòi nợ thì ai sẽ đứng ra giải quyết, nếu không thì quy định vô tác dụng. Quy định hình thức, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận, nhưng người vay lúc nào cũng ở thế yếu, chấp nhận hay không chứ làm gì có thể thỏa thuận được với công ty tài chính.

Phạm Vân

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang