Quyền lợi của phụ nữ khuyết tật khi ly hôn?

(DHVO) Là phụ nữ đã vất vả, nếu không may mắn gặp phải những người chồng không biết quan tâm, chăm sóc thì lại càng vất vả hơn. Đặc biệt là đối với người phụ nữ khuyết tật. Vậy, với những người phụ nữ này, pháp luật có những quy định gì để đảm bảo quyền lợi đối với họ?

Phụ nữ là những người luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Với xã hội phong kiến, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã nhấn chìm mọi sự công bằng đối với nam và nữ. Theo đó, chà đạp lên quyền sống của phụ nữ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng vất vả cung phụng chồng con, phải một nắng hai sương nhưng đổi lại cuộc đời thì tăm tối. Nỗi vất vả, coi rẻ họ đến ông cha ta cũng phải cảm thán:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

hay

Thân em như con cá rô thia

Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu

Đến Kiều cũng còn phải thốt lên:

Rằng hồng nhan tự thuở xưa

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu!

Khi xã hội trở lên văn minh, tiên tiến, hòa nhập hơn thì phụ nữ cũng được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, dọ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu do đó nhiều người phụ nữ hiện tại vẫn không thoát khỏi số phận “Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời, Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan” trong mối quan hệ vợ chồng.

Xã hội hiện nay văn minh, tiên tiến, những người phụ nữ lành lặn, bình thường họ có thể dễ dàng xoay xở để đảm bảo đời sống của mình cũng như của con cái sau khi ly hôn. Tuy nhiên, với những người phụ nữ khuyết tật sẽ khó khăn hơn. Theo đó, với gánh nặng con cái, họ phải lao động nhiều hơn, vất vả, khó hơn hơn để nuôi mình, nuôi con. Nếu còn bố mẹ già thì không thể tưởng tượng được họ còn vất vả đến như thế nào nữa.

Hiểu được nỗi vất vả của những người phụ nữ khuyết tật, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành cũng đã đề cập về vấn đề quyền lợi của người phụ nữ sau khi ly hôn.

Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Với quy định pháp luật trên có thể thấy rằng, khi ly hôn nếu bên người phụ nữ khó khăn, túng thiếu mà có lý do chính đáng thì họ hoàn toàn có quyền yêu cầu cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người chồng và nhu cầu thiết yếu của người phụ nữ; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mức cấp dưỡng có thể thay đổ khi có lý do chính đáng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bên cạnh đó, để tránh việc tháng cấp dưỡng, tháng không, các bên cũng có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng: định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Thu Hà

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang