Quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp

(ĐHVO) Pháp luật Việt Nam ghi nhận tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng. NKT cũng là con người, là công dân của một quốc gia cho nên họ sẽ có đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, các nhóm quyền cơ bản khác về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, họ được đảm bảo các quyền cơ bản như mọi thành viên khác trong xã hội. Tuy nhiên NKT được coi là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, cần được pháp luật có những ưu đãi, ưu tiên khác, vì vậy ngoài những quyền cơ bản thì NKT còn có những quyền mang tính đặc thù áp dụng riêng cho NKT giúp họ có cơ hội hòa nhập và bình đẳng trong xã hội. Một trong những quyền cơ bản đó là quyền được lao động, tạo việc làm của NKT đặc biệt là quyền thành lập doanh nghiệp của NKT.

Quy định của pháp luật về quyền thành lập DN của NKT

Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng Quyền bình đẳng trước pháp luật của con người nói chung được quy định tại Điều 16 của Hiến pháp năm 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Điều này được khẳng định lại Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010, Điều 4, điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014. Bình đẳng được hiểu là sự đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa… không phân biệt thành phần và địa vị xã hội. Bình đẳng trước pháp luật là sự bình đẳng về các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân trước nhà nước, pháp luật và tòa án… Nhà nước cấm phân biệt đối xử, kỳ thị đối với NKT và bảo đảm cho NKT sự bảo vệ pháp lý hữu hiệu và bình đẳng chống lại sự phân biệt đối xử trong bất kỳ trường hợp nào.

Quyền về lao động việc làm, được thành lập doanh nghiệp theo quy định Quyền được lao động việc làm không chỉ giúp cho NKT có thu nhập để đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình NKT mà còn giúp cho NKT phục hồi chức năng, có cơ hội giao tiếp, xã hội, hòa nhập cộng đồng, đảm bảo quyền công dân của NKT.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng NKT có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của NKT…” Theo đó, tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Một số quyền ưu tiên cho NKT khi tham gia hoạt động kinh doanh NKT khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân, gia đình, xã hộisẽ có quyền nhận nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước. “1. Vay vốn với lãisuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm; 2. Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; 3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do NKT làm ra”.

Đánh giá kết quả đạt được của các chính sách hỗ trợ quyền thành lập DN của NKT

Những kết quả đạt được

Thứ nhất, bản thân NKT đã không ngừng cố gắng nỗ lực khẳng định bản thân bằng ý chí và nghị lực, rất nhiều NKT đã kiên trì, nỗ lực từng bước vượt qua mặc cảm, hòa nhập với cuộc sống. Những năm gần đây,số lượng NKT có việc làm, tự tạo việc làm tăng lên cho thấy NKT đã có những thay đổi nhận thức, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, không tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Thứ hai về quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng. Trong quá trình thực thi, chính phủ đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách về NKT, triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ NKT.

Thứ ba, quyền được lao động và thành lập DN để tạo ra việc làm cho người lao động khác. Việt Nam đã ban hành nhiều đề án, chính sách về an sinh xã hội, tạo cơ hội việc làm, dạy nghề cho NKT. Cùng với đó, hệ thống giáo dục ngày càng được phát triển, hỗ trợ NKT được học nghề và có việc làm ngày càng tăng. Các tổ chức của NKT ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố.

Hướng nghiệp, thành lập doanh nghiệp của NKT – Ảnh minh họa ( nguồn internet)

Khó khăn và những nguyên nhân gây khó khăn cho NKT khi thành lập DN DN do NKT thành lập hoặc NKT vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử Nhận thức của xã hội đối với NKT chưa đúng đắn.

DN của NKT hoặc NKT chưa được tạo điều kiện để thực hiện quyền được lao động như quyền cung cấp thông tin, tạo việc làm… Hiện nay lực lượng lao động là NKT chiếm một tỷ lệ không nhỏ.

Qua những phân tích đánh giá tìm ra nguyên nhân, tác giả cho rằng để NKT thực hiện được quyền tạo việc làm, được thành lập DN của mình, tăng sự hòa nhập với cộng đồng thì cần có những giải pháp sau:

– Nhà nước cần bảo đảm sự bình đẳng trong tiếp cận quyền lao động và việc làm cho mọi công dân kể cả những công dân bị khuyết tật. Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, cần có các chế tài mang tính răn đe nhằm hạn chế sự phân biệt đối xử, kỳ thị NKT, bảo đảm điều kiện lao động có tính phổ cập phù hợp với cả người khuyết tật và người không khuyết tật. Đề cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp trong việc bảo đảm việc làm đối với NKT.

-Thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tất cả mọi người trong xã hội, nhằm xóa bỏ cảm giác mặc cảm tự tin của gia đình và bản thân NKT, xóa bỏ thái độ phân biệt đối xử với NKT, giúp họ hòa nhập cộng đồng, tìm được việc làm phù hợp, đóng góp sức mình vào việc xấy dựng và phát triển đất nước; Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích giáo dục hòa nhập cho NKT, để NKTcó cơ hội được sống, học tập và làm việc trong môi trường bình thường. Từ đó sẽ tạo tâm lý cởi mở, tự tin cho NKT đồng thời cũng mang tính chất giáo dục, tác động trực tiếp đến người xung quanh, đến cộng đồng về sự bình đẳng, không kỳ thị NKT.

– Nhà nước ban hành các chính sách quan tâm đến NKT, có cơ chế chính sách về tài chính hỗ trợ NKT học nghề, hỗ trợ người sử dụng lao động nhận NKT vào làm việc, hỗ trợ những NKT có ý tưởng thành lập DN. Đồng thời cần có những biện pháp nhằm tuyên truyền rộng rãi, công khai về điều kiện, thủ tục được vay vốn đến với những NKT giúp họ tiếp cận được nguồn vốn vay một cách dễ dàng, nhanh chóng.

-cần có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất của NKT, mỗi cơ sở làm một công đoạn sản phẩm để có những sản phẩm hoàn thiện đạt chất lượng cao, tạo lập được đầu ra cho sản phẩm của NKT.

– Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động khuyết tật. Để có thể mang các thông tin cần thiết tới cho NKT, Nhà nước cần ban hành quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu và chữ nổi cho NKT. Xây dựng các văn bản và hướng dẫn các quy định về giáo dục nghề nghiệp với NKT đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình triển khai Kế hoạch thực hiệncông ước của Liên hợp quốc tế về quyền của NKT đặc biệt tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định về việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ giáo dục tránh tình trạng các chính sách của Nhà nước càng ngày càng được hoàn thiện nhưng việc thực thi bên dưới kém hiệu quả, các thông tin cần thiết không thể đến được với những NKT.

Hồng Loan

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI GIA ĐÌNH TRẺ EM VÀ NGƯỜI BẠI NÃO VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI CHẠY THIỆN NGUYỆN “NÂNG BƯỚC CHÂN EM” LẦN THỨ 6

SEE_5346

Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024

Picture1

“Vá lành” những mảnh khuyết cuộc đời bằng đôi bàn tay khéo léo

z5916242329405_55c88a8cf81ef44bfcd7e6a8b48c7ad1

THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI ĐẢM BẢO HÒA NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Picture1

Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam: Ủng hộ 87 người khuyết tật bị ảnh hưởng sau bão lũ

Picture3

NHU CẦU VỀ THÔNG TIN PHÁP LUẬT VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang