Quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

(ĐHVO) – Như chúng ta đều biết, tất cả công dân Việt Nam đều có quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi và có quyền tham gia vào ứng cử đại biểu khi đủ 21 tuổi. Hơn thế, người khuyết tật được pháp luật ưu tiên trong việc thực hiện quyền bầu cử đảm bảo thuận lợi và tối ưu quyền của công dân.

Bạn đọc hỏi: Em tên Mai ở Phú Thọ, năm nay em đã đủ 18 tuổi. Em bị khuyết tật vận động, mất 2 chân. Sắp tới là ngày hội toàn dân bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, vậy em có được quyền đi bầu cử như những người công dân bình thường khác không ạ?

Luật sư tư vấn: Để giải đáp câu hỏi của bạn, Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt mời Luật sư Nguyễn Hồng Thái – Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (UNCRPD)

– Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015

2. Nội dung tư vấn

Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử không chỉ là quyền bỏ phiếu, mà còn bao gồm quyền đề cử. Đây là quyền chính trị quan trọng bảo đảm cho công dân có thể tham gia vào việc thành lập ra những cơ quan quan trọng nhất của mỗi quốc gia.

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân bằng cách lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội, HĐND. Đối với mỗi cử tri, việc đi bầu cử là quyền lợi đồng thời cũng là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi có quyền tự ứng cử. Cử tri tham gia bầu cử có cơ hội tham gia bầu cử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau. Mặt khác, Hiến pháp 2013 và Luật Người khuyết tật 2010 đã khẳng định quyền bình đẳng của con người trong đó có người khuyết tật, người khuyết tật có quyền bầu cử và tự ứng cử như mọi người bình thường.

Khoản 1 Điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 đã nêu rõ “Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.” Đây là nguyên tắc bầu cử trực tiếp, đảm bảo cử tri trực tiếp và thể hiện ý chí, nguyện vọng của chính mình đồng thời đảm bảo tính khách quan để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước.

Đối với người khuyết tật, việc thực hiện quyền bầu cử gặp một vài rào cản nếu khuyết tật vận động, nghe, nhìn,… Bởi thế, để đảm bảo quyền bầu cử, pháp luật cũng đã có những quy định ưu tiên để hỗ trợ người khuyết tật. Tại Khoản 3 điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định: “Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu”. Hoặc trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Người khuyết tật tham gia bầu cử (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Điểm b, Khoản 3, Điều 11 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 thì cơ sở chăm sóc người khuyết tật được lập bỏ phiếu riêng khi đủ 50 cử tri trở lên đảm bảo mọi người khuyết tật đều được thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử, thể hiện ý chí của bản thân.

Mặt khác, khi Việt Nam là thành viên tham gia Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (UNCRPD) thì quyền của người khuyết tật trong tham chính một lần nữa được khẳng định. Người khuyết tật có các quyền chính trị và cơ hội hưởng các quyền đó trên cơ sở bình đẳng với những người khác đồng thời các quốc gia thanh viên phải cam kết đảm bảo các quyền đó.

Có thể thấy rằng, những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm đặc biệt đến người khuyết tật, đã lắng nghe tiếng nói, mong muốn, nguyện vọng của người khuyết tật  có thể thấy rằng nhà nước chúng ta dành sự quan tâm đặc biệt đến người khuyết tật thể hiện qua những chính sách pháp luật như quyền bầu cử và tự ứng cử nêu trên và giúp người khuyết tật được tự mình thực hiện quyền công dân, chung tay thiết lập nên bộ máy cơ quan quyền lực Nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý  Đồng Hành Việt. Bạn đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi vướng mắc về Tòa soạn theo email: toasoandhv@gmail.com hoặc liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt – 1900.6248 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Ls Hồng Thái

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang