Quỹ Cựu học sinh nhận học bổng Australia: Tập huấn kỹ năng xây dựng kịch bản Video/clips

Trong hai ngày 03 và 04/07/2021, tại Khách sạn ATS,  Nhóm Cựu sinh nhận học bổng Úc đã tổ chức buổi Tập huấn Kỹ năng xây dựng kịch bản Video/clips cho các hội viên của Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cũng như một số hội viên, thanh niên các hội người khuyết tật đang sinh sống làm việc tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây là chương trình tập huấn lần thứ hai trong khuôn khổ Dự án “Truyền thông vì sự Phát triển và Hòa nhập” (DPI) nhằm nâng cao năng lực làm truyền thông cho các hội viên người khuyết tật.

 

Tham dự buổi tập huấn có 10 học viên là những người đam mê làm truyền thông đến từ Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội và thanh niên khuyết tật đang sinh sống, làm việc trên địa bàn Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận có cùng niềm đam mê về truyền thông. Lớp tập huấn còn có sự tham gia của các bạn tình nguyện viên, người hỗ trợ cá nhân là người khuyết tật nhẹ hỗ trợ lớp học. Họ cũng có đam mê về truyền thông bằng video và ham muốn học hỏi trong thời gian tham gia hỗ trợ lớp. Dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Nguyễn Đình Quyền, một người đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các video/clip cùng sự hỗ trợ của các trợ giảng, khoá học đã diễn ra thành công với sự tham gia tích cực và đầy háo hức của các học viên.

Ông Nguyễn Xuân Khánh, đại diện nhóm Cựu sinh viên nhận học bổng Autralia

Đại diện nhóm Cựu sinh viên nhận học bổng Autralia, ông Nguyễn Xuân Khánh cho biết, “Nhân dịp ngày 18/4, chúng ta đã có buổi tập huấn về việc dựng và làm video trên điện thoại, buổi tập huấn lần này sẽ giúp học viên hiểu rõ hơn về cách xây dựng kịch bảnqua đó học viên sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng để xây dựng những clip ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, Ông Khánh cũng chia sẻ thêm về cuộc thi xây dựng kịch bản do Quỹ tổ chức vào hồi tháng 05/202. Cuộc thi đã thu hút được sự tham gia đông đảo của cộng đồng với 46 kịch bản dự thi, trong đó có một số kịch bản được đánh giá có chất lượng tốt.

Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, các học viên tham gia buổi tập huấn đã cùng nhau đi tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành của người làm phim; cách làm phim trên điện thoại; cách xây dựng kịch bản cũng như thế nào là một kịch bản hay một kịch bản chất lượng; cách xây dựng và truyền tải thông điệp thông qua phim;… đặc biệt, giảng viên nhấn mạnh đến yếu tố nghệ thuật và giúp các đại biểu hiểu rõ, hiểu kỹ những nội dung liên quan đến “Nghệ thuật”. Cũng theo Giảng viên Nguyễn Đình Quyền, tập huấn đầu tiên là giúp các đại biểu có kỹ năng quay, dựng video/clip. Đối với buổi tập huấn này, đòi hỏi các học viên cần phải tư duy, trao đổi và cùng nhau tranh luận để những đề tài đưa ra được triển khai thành phim thực sự có ý nghĩa.

Bà Nguyễn Hồng Giang (ngồi thứ 2 từ trái sang, áo len màu xám), thành viên của nhóm cựu sinh viên Úc trong Dự án, đại diện Ban Tổ chức chia sẻ với phóng viên

Chia sẻ thêm với phóng viên, bà Nguyễn Hồng Giang, thành viên của nhóm cựu sinh viên Úc trong Dự án, đại diện Ban Tổ chức cho biết: Một trong mục tiêu chính của dự án là “Tăng cường năng lực của thanh niên khuyết tật trong việc tạo ra các sản phẩm truyền thông trực tuyến liên quan đến việc làm cho người khuyết tật. Thông qua những câu chuyện đó, thanh niên khuyết tật trong cộng đồng sẽ được truyền cảm hứng và tự tin tham gia thị trường lao động”. Thông qua khóa tập huấn lần 2 này, dự án mong muốn cung cấp một cách đầy đủ cho học viên, những người làm phim trong tương lai, những kiến thức về việc lựa chọn chủ đề, cách xây dựng đề cươnng – kịch bản khi thực hiện một tác phẩm truyền thông bằng video bên cạnh các kỹ năng quay, dựng video đã được trang bị trong tập huấn 1 được tổ chức vào tháng 4/2021. Sau hai khóa tập huấn, dự án tin tưởng rằng các học viên sẽ tự tin và chủ động tham gia các hoạt động truyền thông của Hội NKT thành phố Hà Nội nói riêng và ở cộng đồng người khuyết tật nói chung. Thông qua các đoạn video/clips, các thước phim tài liệu, các học viên sẽ góp phần lan tỏa các thông điệp trong việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người khuyết tật hiểu rõ hơn về năng lực và khả năng tham gia của người khuyết tật ở các lĩnh vực trong xã hội.

Có thể nói, đây là một buổi tập huấn rất có ý nghĩa không chỉ đối với các đại biểu tham dự mà chính những người đã và đang làm truyền thông cũng học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ giảng viên, từ chính những đại biểu tham dự.

Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm tại buổi Tập huấn

Bên cạnh đó, đây cũng không chỉ là sân chơi lành mạnh đối với người khuyết tật nhất là những người khuyết tật đam mê truyền thông. Qua đây, các học viên có thể có thêm một kỹ năng nghề nghiệp, có thể tạo ra thu nhập, thậm chí là thu nhập “khủng” khi các học viên nắm vững được những kỹ năng cơ bản trong việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, dàn dựng video/clip, thiết lập mạng lưới, hội nhóm để cùng thực hiện các dự án làm phim nhất là những nội dung liên quan đến người khuyết tật.

Hy vọng rằng, với những hoạt động đầy ý nghĩa và thiết thực của Dự án được tài trợ của Chính phủ Úc tài trợ thông qua Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên tại Việt Nam, nhóm Cựu sinh nhận học bổng Australia sẽ có nhiều hơn nữa những “người sáng tạo ý tưởng” trên nền tảng truyền thông công nghệ số, cũng như tham gia tích cực vào hoạt động truyền thông, qua đó truyền nhiều thông điệp, cảm hứng tốt đẹp hơn đến với cộng đồng. Và tin tưởng rằng, khi người khuyết tật trực tiếp tham gia vào hoạt động truyền thông một cách mạnh mẽ, “chuyên nghiệp” sẽ góp phần không nhỏ trong việc thay đổi tích cực, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với người khuyết tật, thúc đẩy việc hiện thực hóa quyền của người khuyết tật để người khuyết tật thực sự được hòa nhập, tiếp cận một cách bình đẳng và đầy đủ.

Dự án “Truyền thông vì sự Phát triển và Hòa nhập” (DPI) do 04 cựu sinh Úc gồm: Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, bà Nguyễn Thị Phương, bà Nguyễn Hồng Giang và ông Nguyễn Xuân Khánh đề xuất và được Chính phủ Úc tài trợ thông qua Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên tại Việt Nam trong thời gian một (01) năm. Dự án phối hợp với Hội NKT Hà Nội, một tổ chức xã hội của NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng kênh Youtube “Talk to Us” để giới thiệu các video với các chủ đề về việc làm cho người khuyết tật. Các clip sẽ được lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, quay và dàn dựng bởi một nhóm thanh niên khuyết tật… Qua đó, Dự án mong muốn tạo được một địa chỉ tin cậy hỗ trợ NKT có cơ hội tiếp cận tốt hơn với cơ hội: Việc làm, y tế, giáo dục… Và với những câu chuyện sinh động trên Youtube, những thông điệp tốt đẹp, cảm hứng tích cực sẽ được truyền tải đến người khuyết tật nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung đặc biệt là nhóm thanh niên khuyết tật. Từ đó, tác động đến việc thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi của cộng đồng đối với người khuyết tật cũng như năng lực của người khuyết tật và các quyền của người khuyết tật để người khuyết tật thực sự hòa nhập đầy đủ và bình đẳng vào xã hội…

Một số mục tiêu của Dự án:

– Tăng cường năng lực của thanh niên khuyết tật trong việc tạo ra các sản phẩm truyền thông trực tuyến liên quan đến việc làm cho người khuyết tật. Thông qua những câu chuyện đó, thanh niên khuyết tật trong cộng đồng sẽ được truyền cảm hứng và tự tin tham gia thị trường lao động

– Cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến việc làm cho người khuyết tật một cách sinh động. Video trên kênh sẽ có phụ đề và ngôn ngữ ký hiệu sẽ cung cấp một số vấn đề chính mà người khuyết tật phải đáp ứng các vấn đề liên quan đến việc làm như khả năng tiếp cận nơi làm việc, giao tiếp và công ty văn hóa, v.v.…. Những vấn đề đó sẽ được quan tâm bởi những người trong cộng đồng, những người sử dụng lao động và các cán bộ từ các quốc gia, các đại lý khi họ có thể truy cập thông tin về những vấn đề đó một cách dễ dàng trên phương tiện truyền thông xã hội phổ biến này và họ có thể có những thay đổi để thích ứng / hỗ trợ cho nhân viên khuyết tật.

– Nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về quyền việc làm của người khuyết tật và năng lực khuyết tật. Với nhiều chủ đề khác nhau trên kênh Youtube, dự án này mong muốn mọi người trong cộng đồng sẽ có nguồn trực tuyến giúp họ hiểu về các vấn đề của người khuyết tật, năng lực của họ trong làm việc và các lĩnh vực khác.

PV


Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang