Quảng Ninh: Ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ người có công nhà ở

Quảng Ninh là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2015. Sau khi hoàn thành Đề án, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là vận động xã hội hoá để hỗ trợ người có công cải thiện về nhà ở và nâng cao đời sống.

Vốn là một trong các địa phương có số lượng lớn người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở, thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2013 đến năm 2018, Quảng Ninh đã hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng (bao gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giữa giai đoạn) với tổng số 9.657 hộ được hỗ trợ (gồm 5.179 hộ xây mới và 4.478 hộ sửa chữa). Tổng mức đầu tư nhà ở ước tính trên 1.370 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp trên 370 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của các hộ gia đình ước trên 1.000 tỷ đồng.


Chính sách hỗ trợ nhà ở tạo nơi an cư vững chắc cho hộ gia đình người có công khó khăn về nơi ở

Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau khi triển khai xong hai giai đoạn của Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Chính phủ và một số chính sách từ các giai đoạn trước như đã nêu ở trên, đến nay nhiều hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo, già cả, neo đơn… chất lượng nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng; không có khả năng tự sửa chữa, xây mới. Qua thống kê, rà soát, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 2.775 hộ người có công với cách mạng có nhà ở đã xuống cấp cần được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa.

Do đó, để tiếp tục thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sự quan tâm của tỉnh với người có công với cách mạng, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn, ngày 08/5/2020, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1491/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh- giai đoạn 3. Việc triển khai hỗ trợ nhà ở cho người có công ở giai đoạn này về cơ bản triển khai thực hiện như giai đoạn 1 và giai đoạn 2 (đối tượng hỗ trợ, điều kiện về nhà ở); mức hỗ trợ như giai đoạn 2 (60 triệu đồng/hộ xây mới nhà ở, 30 triệu đồng/hộ sửa chữa nhà ở); số hộ gia đình người có công với cách mạng được phê duyệt hỗ trợ trong giai đoạn 3 là 2.840 hộ (trong đó, 1.514 hộ xây mới, 1.326 hộ sửa chữa) với tổng kinh phí thực hiện trên 130 tỷ đồng.

Điểm mới trong giai đoạn 3 này đó là nguồn kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 3 là 100% do ngân sách tỉnh đảm bảo, khác với giai đoạn 1 và giai đoạn 2 (ngân sách Trung ương: 80%, ngân sách tỉnh: 20%). Đề án cũng đã nêu rõ trách nhiệm của các sở, ngành, các cơ quan, nhất là UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh trong việc triển khai đề án này để đảm bảo tiến độ thực hiện đề án hoàn thành dứt điểm trong năm 2020. Đối với các hộ gia đình người có công có nhu cầu hỗ trợ nhà ở từ năm 2021 trở đi, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm bố trí nguồn lực và kêu gọi nguồn vốn xã hội hoá để triển khai theo điều kiện của địa phương.


Dành nguồn lực hỗ trợ người có công về nhà ở.

Trước đó, thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở theo Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 đã có 3.434 hộ được hỗ trợ. Còn theo, Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở, Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg, toàn tỉnh tiếp tục có 146 hộ gia đình được hỗ trợ với tổng mức khoảng 4,335 tỷ đồng. Ngoài ra, trong kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ cho hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, trong số gần 4.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở đã có 81 hộ nghèo người có công với cách mạng được hỗ trợ với kinh phí trên 2 tỷ đồng…

Với sự nỗ lực vào cuộc tích cực của các ban, ngành, địa phương, công tác hỗ trợ nhà ở cho các gia đình người có công với cách mạng của Quảng Ninh đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện đã tạo nên sự thay đổi quan trọng trong đời sống của một bộ phận người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, tạo sự phấn khởi trong nhân dân, giúp các gia đình người có công với cách mạng được thụ hưởng đầy đủ chính sách của Nhà nước, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Nguồn Báo Điện tử Dân sinh


Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang