Quảng Ninh: Nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Quảng Ninh đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vay vốn, tiếp cận khoa học kỹ thuật, tham gia các mô hình phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Tạo mọi điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách

Những năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai thực hiện 18 chương trình tín dụng chính sách tại các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Nguồn vốn này được ưu tiên thực hiện tại những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, các xã thuộc vùng khó khăn, vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, các xã đăng ký đạt chuẩn NTM nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, phát triển KT-XH cho người dân. Trong giai đoạn từ 2014 – 6/2020, các tổ chức Hội đoàn thể đã thực hiện nhận ủy thác với doanh số cho vay đạt 5.946,6 tỷ đồng, doanh số thu nợ 3.869,1 tỷ đồng (chiếm 5% doanh số cho vay). Tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị – xã hội đến 30/6/2020 đạt 3.069 tỷ đồng (chiếm 98,8% tổng dư nợ) với 69.682 hộ vay tại 2.255 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Quảng Ninh: Nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm - Ảnh 1.

Hộ mới thoát nghèo làm thủ tục nhận vốn vay ưu đãi tại Điểm giao dịch xã.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 177 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh Quảng Ninh, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách  một cách thuận lợi và kịp thời. Trong giai đoạn 5 năm (2014-2019), cùng với nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, NHCSXH đã giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách cho 154.407 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Nguồn vốn đã góp phần giúp 54.409 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh; thu hút, tạo việc làm cho trên 25.000 lao động có việc làm và thu nhập ổn định; 64 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; có 2.484 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng, sửa chữa nâng cấp trên 52.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, xây dựng mới 1.196 căn nhà cho hộ nghèo…

Ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn

Bên cạnh việc duy trì các nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo, tỉnh cũng ưu tiên dành nguồn lực để phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng phục vụ trực tiếp cho phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của các xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo động lực để giúp người dân vươn lên, tiếp cận gần hơn với các dịch vụ xã hội. Thực hiện chương trình 135, giai đoạn 2017-2020, tỉnh đã ban hành Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020” (Đề án 196) và phát động phong trào Phong trào thi đua “Phấn đấu đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135”.

Tính đến hết năm 2019, 100% xã, thôn thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được công nhận hoặc đạt tiêu chí hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK. Đồng thời, hoàn thành mục tiêu đề án 196 (về đích trước 1 năm); 8/8 nhóm mục tiêu cụ thể của đề án đều hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình 135, Đề án 196 giai đoạn 2016-2020 là trên 1.770 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là trên 1.500 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch đặt ra), nguồn vốn xã hội hóa là gần 270 tỷ đồng. Vốn tín dụng chính sách xã hội tại địa bàn các xã, thôn ĐBKK đến 31/5/2020 đạt 397 tỷ đồng, với 9.540 hộ còn dư nợ.

Quảng Ninh: Nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm - Ảnh 2.

Hệ thống đường giao thông nội thôn, bản được quan tâm đầu tư tạo điều kiện đi lại thuận tiện và phát triển sản xuất cho người dân bản Siệc Lống Mìn. (ảnh Hữu Việt).

Trong 4 năm qua, chương trình 135, đề án 196 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 696 công trình hạ tầng thiết yếu vùng ĐBKK, biên giới của tỉnh. Đến nay, 100% xã ĐBKK có đường ô tô được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia; Tất cả hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 97,82% số hộ dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, Đề án 196 đã thực hiện hỗ trợ 9.431 lượt hộ nghèo, cận nghèo, với 283 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, gắn với Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm), góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 61,99% năm 2015 xuống còn 13,38% cuối năm 2019. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 12.75 triệu đồng/người cuối năm 2015 lên 32,62 triệu đồng/người cuối năm 2019. Trong quá trình xóa nghèo tại các xã, thôn ĐBKK có rất nhiều xã đã đạt “mục tiêu kép”, vừa hoàn thành Chương trình 135, vừa đạt chuẩn nông thôn mới trong 1 năm như: xã Tình Húc, Húc Động (huyện Bình Liêu); xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên); xã Đồn Đạc, Thanh Lâm (huyện Ba Chẽ). Đặc biệt là đã có 475 hộ nghèo đồng bào DTTS tại các xã, thôn ĐBKK tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Phong trào thi đua “Phấn đấu đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2020 đã được triển khai sâu rộng từ cơ sở, nhận được sự đồng thuận cao trong các cấp, các ngành, cộng đồng, xã hội và đem lại hiệu quả thiết thực. Từ năm 2017 đến năm 2019, thông qua phong trào thi đua và các đợt vận động đã kêu gọi được sự tham gia hưởng ứng, ủng hộ của trên 1.000 lượt tổ chức, cá nhân, với tổng kinh phí trên 96 tỷ đồng. Từ đó, các cơ quan chức năng đã điều tiết hỗ trợ về nhà ở cho 1.389 hộ, xây dựng 3 công trình trường học và hỗ trợ thực hiện các tiêu chí, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, văn hóa xã hội đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK.

Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn cũng đã duy trì và đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào trợ giúp thiết thực cho hội viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tiêu biểu như: Vận động đóng góp quỹ “Vì người nghèo”, phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, phong trào “Nông dân sản xuất giỏi”, chương trình “Đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp”… Qua đó, tạo thêm cơ hội và thúc đẩy các đoàn viên, hội viên vượt khó thoát nghèo.

Thời gian qua, hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng được tạo điêu kiện để tiếp cận các dịch vụ y tế, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã cấp, phát thẻ và hỗ trợ đóng BHYT cho trên 460.800 lượt người nghèo, cận nghèo với tổng số tiền khoảng 321 tỷ đồng. Đặc biệt, ngành Y tế cũng đã chú trọng đầu tư, hỗ trợ hoạt động của các trạm y tế xã nhằm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo. Với sự vào cuộc của các cấp, ngành và những giải pháp hiệu quả, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 0,52%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 1,64%. Trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án giảm nghèo. Trong đó, huy động mọi nguồn lực như nguồn vốn, lao động, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm; cung cấp dịch vụ khuyến nông – lâm – ngư miễn phí. Đồng thời, khuyến khích nhà đầu tư phát triển vào nông nghiệp để tạo thêm việc làm mới cho người dân địa phương… Phấn đấu đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm xuống còn 0,4%.

Nguồn: Báo Điện tử dân sinh

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang